Vì sao phụ nữ độc thân hay phải giả vờ “lên đỉnh” ?

10:00 AM |
Lý do 1: Phụ nữ single thường ít có cơ hội được trải nghiệm cảm giác “lên đỉnh” hơn

Theo một nghiên cứu mới đây, thì phụ nữ đang yêu hoặc đã kết hôn sẽ có khả năng “về đích” nhiều gấp hai lần phụ nữ single hoặc chưa yêu đương chính thức (con số chính xác là 75% so với 40%). Phụ nữ single có xu hướng giả vờ lên đỉnh nhiều hơn, đơn giản vì họ cảm thấy không đủ thoải mái để trò chuyện thẳng thắn với đối tác (có thể là chàng trai đang tìm hiểu, hay là anh chàng tình một đêm) của mình. Thay vì lên tiếng, các nàng lại chọn cách im lặng để “cho xong chuyện”. Thêm một sự thật: Đàn ông chỉ quan tâm đến việc “thăng hoa” của phụ nữ nếu đó là người họ thực sự yêu hoặc đã gắn bó lâu dài. Trong tất cả các trường hợp còn lại, đàn ông đa phần sẽ khá ích kỉ, và chỉ nghĩ đến mình trước tiên.


Lý do 2: Phụ nữ single thường rất giữ thể diện và hình ảnh

Dù là đang tìm hiểu, hay tình một đêm, hay “bạn chung giường”, thì phụ nữ single vẫn có xu hướng cố gắng giữ hình ảnh đẹp nhất có thể trong mắt đối phương. Vậy nên khi chàng đang chỉ còn cách thiên đường có ba nốt nhạc, thì việc cấu cho chàng một cái thật đau hay hét lên rằng “Từ từ đã nào, em còn chưa “xong” mà!” sẽ khiến cho “cuộc yêu” đang vui bỗng trở nên… thập phần kì cục. Vậy là đa số các nàng single sẽ bấm bụng ôm cục tức và giả vờ đang cùng chàng cưỡi ngựa về chốn bồng lai tiên cảnh.

Lý do 3: Mãi không “lên đỉnh” được! Mệt rồi, nghỉ thôi!
Phụ nữ single ít kinh nghiệm “yêu đương” thường sẽ khó biết cách để chiều chuộng bản thân, chứ đừng nói đến việc mở mồm ra “gợi ý” đối tác giúp mình thăng hoa. Vậy nên kịch bản xấu nhất có thể xảy ra là: Chàng cứ hùng hục một mình một ngựa và cứ tưởng như mình đang làm tốt lắm (và rất hãnh diện vì điều đó). Nàng thì mắt mở trừng trừng, nằm im bất động, cứ như thể đang chăm chú đọc tờ báo được dán trên trần nhà thay vì đang “yêu” chàng vậy.

Mà sex thì cũng giống chơi thể thao thôi. Riết rồi cũng phải mệt! Mà chơi hoài chơi mãi vẫn chưa thấy có khả năng “thắng” được ván này thì thôi, nàng single đành chép miệng và nhắm mắt giả vờ. Bởi vì nàng thương chàng vất vả nãy giờ, thôi để chàng “thăng hoa” một cách trọn vẹn và nghĩ rằng mình là người đàn ông tuyệt vời nhất thế giới. Dù sao như vậy cũng tốt hơn việc phải nằm ôm ấp vỗ về và giải thích với chàng lí do tại sao mình không thể “về đích” nổi.

Lý do 4: Nàng rất thích chàng! Thích điên lên được!

Thế nên nàng sợ rằng nếu đòi hỏi quá đáng, thì chàng sẽ thấy mất hứng và không nghĩ đến việc tiếp tục hẹn hò. Và thay vì cùng nhau trò chuyện để hiểu nhau hơn, thì nàng lại chỉ chăm chăm chú ý đến cảm giác và nhu cầu của đối phương, trong khi hoàn toàn quên mất bản thân mình đang muốn gì.
Read more…

Tắc sữa và cách khắc phục

7:34 PM |
Tắc sữa và cách khắc phục - Trang sức khỏe cuộc sống.

Tắc sữa, nguyên nhân và triệu chứng:
Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc sữa. Có thể kể đến như: Thời tiết, vệ sinh kém, không vắt sữa dư và không biết cho con bú.
Triệu chứng:
Tắc sữa có biểu hiện ban đầu chỉ là sữa thành tia yếu, ít dần, sau đó nếu tắc thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm vú cấp tính có các triệu chứng như: Sốt, đau và căng vú, cho con bú càng đau.
Diễn tiến nguy hiểm hơn là áp xe vú, vú bị sưng nề đỏ một vùng đã đau nhiều ngày trước, sữa đặc như mủ, mẹ mệt lả và cần nhập viện ngay.
Nhiều khuyến cáo cho rằng, đối với phụ nữ có tiền căn gia đình có ung thư vú, triệu chứng viêm vú do tắc sữa rất dễ nhầm lẫn với viêm vú của ung thư. Vì vậy, khi những phương pháp dân gian và đơn giản không thể giải quyết tình trạng viêm, bà mẹ nên đến trung tâm sản phụ khoa gần nhất để được thăm khám.
Cách giải quyết tắc sữa và các biến chứng:
Hai cách phòng ngừa tắc sữa hiệu quả nhất hiện nay là cho con bú đúng cách và vệ sinh kĩ vú trước – sau khi cho con bú. Nếu có tình trạng tắc sữa xảy ra với các triệu chứng nêu trên, cần tiếp tục thực hiện hai biện pháp phòng ngừa và kết hợp thêm một số biện pháp đơn giản như: Chườm nóng, mát xa vú nhẹ nhàng và dùng máy hỗ trợ vắt sữa.
Cách vệ sinh vú:
Vú cần được lau sạch trước khi cho con bú, nên cho bé bú hết sữa hoặc nếu dư phải vắt bỏ để tránh cương tức vú. Mặc áo ngực rộng rãi để không gây chèn ép tuyền vú, vốn đang phát triển mạnh sau sinh. Nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn và cho con bú theo nhu cầu để không gây tình trạng dư sữa thường xuyên.
Cách cho con bú đúng cách?
Các tiêu chí quan sát trẻ có ngậm bắt vú đúng không:
- - Cằm chạm vú mẹ.
- - Miệng há rộng.
- - Môi dưới đưa ra ngoài.
- - Quầng vú bên trên nhiều hơn bên dưới
- - Trẻ không chỉ ngậm núm vú mà phải ngậm được nhiều mô vú chung quanh.
- Bé bú chậm, tự động bỏ vú khi no, bú khoảng 15 – 20 phút và sau bú ngủ yên được từ 2 – 4 giờ.
(sưu tầm)
Tư thế mẹ khi cho con bú:
- - Mẹ phải thật thoải mái, không ngồi gò bó.
- - Giữ đầu trẻ thằng hàng với thân mình trẻ.
- - Nâng đỡ cả thân người bé.
- - Bụng bé áp sát bụng mẹ.
- - Miệng bé hướng về phía vú mẹ.
(hình sưu tầm)
Read more…

Lưu ý về cách cho con ăn dặm

6:13 PM |

Lưu ý về cách cho con ăn dặm:

Các bậc cha mẹ đều biết việc cho con ăn dặm là cần thiết và quan trọng. Song không phải tất cả đều biết cách cho con ăn dặm thế nào là đúng. Việc cho con ăn dặm đúng cách là rất quan trọng, vì nó sẽ là tiền đề ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ, thói quen ăn uống, sự thích nghi và cả sở thích của bé khi lớn lên.


Lưu ý chung về cách cho con ăn dặm
Khi bé được khoảng từ 5-6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm. Vì lúc này nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng lên, bé bắt đầu phát triển vận động nhiều hơn như: lẫy, trường, bò…
Các mẹ cần tuân thủ theo nguyên tắc: cho con ăn từ loãng tới đặc, và từ ít đến nhiều. Vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ gần như là đã hoàn chỉnh và sẵn sàng để ăn dặm. Nhưng vẫn còn non nớt và chưa từng tiêu hóa gì ngoài sữa mẹ.
Ở những ngày đầu tiên, mẹ nên cho con ăn dặm đơn giản, chỉ cần cho 1 thìa bột ăn liền với khoảng 100ml nước ấm. Khuấy cho bột tan đều với nước, rồi tập đút cho bé ăn từng chút một. Khi thấy bé có hứng thú với việc ăn uống này, bạn bắt đầu tăng dần về  từ loãng, sang loãng đặc hơn 1 chút, loãng sệt và rồi sau này là đặc, cứng dần theo độ tuổi của bé.
Nên cho con ăn dặm với lần lượt từng loại thức ăn trong khoảng 3-4 hôm để  quen dần với loại thức ăn đó. Đồng thời, theo dõi luôn để dễ phát hiện khi bé dị ứng với thức ăn đó. Bạn nên có một cuốn sổ theo dõi, nếu bé bị dị ứng với loại thức ăn nào, hãy ghi lại rõ ràng để tránh lặp lại trong những lần sau.
Dù chỉ ăn dặm, nhưng mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Mỗi bữa ăn của bé cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, bao gồm: nhóm tinh bột (có trong gạo, bột mì, ngô, khoai, sắn…), nhóm đạm (có trong thịt, cá, trứng, sữa…), nhóm chất béo (có trong dầu ăn, bơ, mỡ…) và cuối cùng là nhóm rau củ và trái cây.
Vẫn cho bé bú mẹ như bình thường, vì sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho bé, có khả năng phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng rất tốt. Hơn nữa, ăn dặm về bản chất chỉ là việc bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé khi mà lượng sữa mẹ không còn cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cho bé. Thời gian mẹ cho con bú nên kéo dài đến khoảng tháng thứ 18 hoặc 24  là tốt nhất.
Số bữa ăn và lượng thức ăn sẽ tương ứng với độ tuổi của bé. Ví dụ, với bé 6 đến 8 tháng tuổi, chỉ cần 1 – 2 bữa bột/ngày và 2 bữa nước ép trái cây xen kẽ với bữa bú mẹ.
Khi bé lên 8-9 tháng tuổi, khi trẻ đã quen với bột pha loãng, mẹ có thể cho bé chuyển sang ăn mịn, ăn thô dần (ví dụ cháo nguyễn) và tăng dần về số lượng bữa cũng như thức ăn mỗi bữa, theo tỉ lệ khoảng gấp rưỡu các tháng trước. Lượng calo bé cần ở thời kỳ này khoảng từ 750 tới 1000kcal mỗi ngày.
Read more…

4 cách thở giúp mẹ bầu giảm đau khi chuyển dạ

9:10 AM |

Có nhiều phương pháp hỗ trợ đắc lực cho mẹ bầu đỡ đau hơn khi chuyển dạ, một trong những phương pháp đó là thở đúng cách.

Thở đúng cách vừa giúp giảm đau khi chuyển dạ vừa làm tăng lượng oxy cho cả mẹ và bé. Khi căng thẳng hay hoảng hốt, hơi thở trở nên nhanh và nông, có thể khiến bạn mất bình tĩnh và sớm kiệt sức. Vì thế, học cách thở đúng sẽ giúp ích cho mẹ bầu trong cơn chuyển dạ.
1. Thở chậm - sâu
Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn đầu tiên của chuyển dạ, cổ tử cung mở dưới 3cm.
Khi có cơn co tử cung, bắt đầu bằng hơi thở sâu rồi thở chậm - sâu (hít bằng mũi, thở ra bằng miệng), thở chậm rãi, đều đặn và chấm dứt với một hơi thở sâu khi hết cơn co. Khi hít vào sao cho bụng phình lên, thở ra bụng xẹp xuống.
Thở 4-6 nhịp cho một cơn co tử cung khoảng 25-30 giây.

2. Thở ngực nhanh - nông

Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn hoạt động, cổ tử cung mở 4-7cm, cơn co thường mạnh hơn, dài hơn và dầy hơn.
Khi có cơn co tử cung, bắt đầu với một hơi thở sâu, tiếp theo đó là thở ngực nông. Khi cường độ cơn co càng lên cao thì càng thở nhanh hơn. Thở chậm lại khi cơn co giảm dần rồi lấy một hơi thở sâu khi cơn co chấm dứt.
Thở 20-25 nhịp/ 1 phút. Thở chậm hơn vào đầu và cuối cơn co, thở nhanh hơn vào giữa cơn co.

4 cách thở giúp mẹ bầu giảm đau khi chuyển dạ 1
3. Thở thổi nến
Được dùng trong giai đoạn chuyển tiếp, khi cổ tử cung mở 7-9cm, cơn co tử cung mạnh, khoảng cách giữa 2 cơn co ngắn, sản phụ thường mắc rặn vì ngôi thai xuống và đè vào trực tràng. Kiểu thở này giúp làm giảm áp lực từ tử cung, tránh rặn sớm.
Khi cơn co bắt đầu, hít một hơi thở sâu, kế đó thở nhanh, nông 4 lần rồi thổi mạnh một lần qua miệng, lại tiếp tục thở nhanh nông 4 lần rồi thổi ra. Cứ thế cho đến hết cơn co và chấm dứt một hơi thở sâu.

4. Rặn

Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn 2 của chuyển dạ, khi cổ tử cung mở trọn và người mẹ muốn rặn. Tư thế để rặn là tư thế "cong chữ C".
Khi có cơn co, lấy 2 hơi thở sâu kế đó hít một hơi dài, giữ hơi và bắt đầu rặn xuống. Khi rặn tựa cằm vào ngực, mắt nhìn xuống rốn, hết hơi bà mẹ nên rặn tiếp tục và hít một hơi thở sâu khác, giữ hơi và tiếp tục rặn, đến khi hết cơn co tử cung.
Khi hít thở chậm sâu các bà mẹ có thể thực hiện bất cứ tư thế nào cũng được như đang nằm, đứng hoặc ngồi, các bà mẹ càng thư giãn thì việc hít thở càng hiệu quả.
Theo Trí thức trẻ
Read more…

10 yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu

9:05 AM |

Làm theo những lời khuyên dưới đây giúp mẹ bầu dễ dàng có một giấc ngủ ngon.

1. Không gian phòng ngủ thoáng đãng
Các chuyên gia y tế cho rằng nên giữ cho phòng ngủ của mẹ bầu được thông gió và không nên mở điều hòa trong thời gian dài. Mẹ bầu có thể dùng quạt điện để không khí trong phòng được thoáng đãng và tạo cảm giác mát mẻ khi đi ngủ. Không khí trong lành rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
10 yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu 1
 
2. Mặc đồ ngủ rộng, thoải mái
 
Mẹ bầu nên chọn đồ ngủ rộng rãi, được may bằng chất liệu vải bông có tác dụng thấm mồ hôi và tạo cảm giác khô thoáng.
 
3. Tắm trước khi ngủ
Tắm hoặc ngâm chân trong nước ấm là điều mẹ bầu rất nên làm trước khi đi ngủ. Tắm nước ấm khoảng 35 – 38 độ C giúp thư giãn cơ bắp, làm giảm mệt mỏi và có tác dụng tâm lý nhất định đối với mẹ bầu.
10 yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu 2
 
4. Không nên uống rượu và uống nhiều nước trước khi ngủ
 
Rượu là chất kích thích làm thần kinh rơi vào trạng thái hưng phấn, đây là điều không tốt đối với một giấc ngủ ngon. Hơn nữa, rượu cũng như bất kỳ loại nước uống nào nếu uống nhiều sẽ làm đầy bàng quang, gây ra hiện tượng tiểu đêm, ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu.
 
5. Tránh vận động mạnh trước khi ngủ
Các bài tập thể dục cường độ cao và các hoạt động đòi hỏi nhiều sức lực là điều cần tuyệt đối tránh trong thời gian mang thai, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Bà bầu có thể thư giãn gân cốt và vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ sau giờ ăn trưa là phù hợp nhất.
10 yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu 3
 
6. Uống sữa trước khi ngủ
 
Theo nhiều nghiên cứu, uống một ly sữa ấm trước khi ngủ 30 phút đến 1 tiếng sẽ làm tăng chất lượng giấc ngủ của con người. Mẹ bầu có thể áp dụng cách này để vừa có giấc ngủ ngon, vừa bổ sung được chất dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi.
 
7. Giữ tâm lý cân bằng
Mẹ bầu không nên đem nỗi sợ hãi và lo lắng lên giường ngủ vì như vậy rất khó ngủ và giấc ngủ không được sâu.

8. Massage nhẹ nhàng
Xoa bóp vừa độ giúp mẹ bầu làm giảm căng cơ, thả lỏng cơ bắp và có thể bạn không tin nhưng massage còn làm thư giãn tinh thần. Vì vậy, massage nhẹ nhàng trước khi ngủ là điều rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
10 yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ bầu 4
 
9. Tưởng tượng một chút trước khi ngủ
 
Thả lỏng đầu óc và tưởng tượng một chút về những điều mình thích hoặc mơ ước có được giúp các dây thần kinh được thư giãn và mẹ bầu nhanh chóng đi vào giấc ngủ.
 
10. Lựa chọn tư thế ngủ thích hợp

Tùy từng giai đoạn của thai kỳ, tình trạng sức khỏe và ý thích cá nhân mà mẹ bầu có thể chọn cho mình tư thế ngủ phù hợp nhất dù các bác sĩ cho rằng nằm nghiêng về bên phải có thể giúp mẹ bầu giảm áp lực trên bụng, tạo cảm giác thoải mái cũng như dễ ngủ hơn. Một số mẹ bầu còn có sáng kiến đặt một chiếc gối mềm đỡ dưới lưng để có tư thế thoải mái và dễ ngủ hơn.
Theo Trí thức trẻ
Read more…