Nghị định mới đời sống gia đình.

12:00 AM |

(Dân trí) - Chồng chửi vợ hoặc vợ chửi chồng có thể bị phạt đến 1 triệu đồng; đối xử tồi tệ với thành viên gia đình, bắt ăn đói mặc rách,... có thể bị phạt tới 2 triệu đồng.


Đó là nội dung thuộc Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, có hiệu lực từ ngày mai, 28/12.

Mua dâm bị phạt nặng hơn bán dâm

Theo Nghị định này, người có hành vi mua dâm sẽ bị phạt tiền từ 500.000-1 triệu đồng, thậm chí đến 5 triệu đồng trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc. Trong khi đó, người có hành vi bán dâm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng và phạt đến 500.000 đồng trong trường hợp bán dâm cho nhiều người cùng một lúc.

Về phòng, chống bạo lực gia đình, Nghị định 167 có quy định xử phạt đối với hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình. Theo đó, vợ chửi chồng hoặc chồng chửi vợ sẽ bị phạt tiền đến 1 triệu đồng. Cụ thể, Điều 51 của Nghị định quy đình phạt tiền từ 500.000-1 triệu đồng đối với người có hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

Những người đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ… sẽ bị phạt tiền từ 1,5-2 triệu đồng.
 
Từ 28/12, chồng chửi vợ sẽ bị phạt đến 1 triệu đồng
Đối xử tệ, gây áp lực về tâm lý với thành viên trong gia đình sẽ bị phạt tiền (Tranh minh họa: internet)
 
Điều 52 của Nghị định 167 quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng đối với người có những hành vi: Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó; không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc; không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh…

Ngoài hình thức phạt tiền, những người có hành vi bạo lực gia đình còn bị buộc công khai xin lỗi khi nạn nhân có yêu cầu.

Tiểu bậy ngoài phố bị phạt tới 300 nghìn đồng

Đối với các vi phạm hành chính về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, Nghị định 167 có những điểm đáng chú ý như: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng đối với người có hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau.

Phạt tiền từ 300.000-500.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

Người có hành vi tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư; để gia súc, gia cầm hoặc các loại động vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng.

Ngoài những điểm trên, Nghị định 167 còn quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000-200.000 đồng đối với người không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền.

Đối với vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm, Nghị định 167 quy định mực phạt tiền từ 500.000-1 triệu đồng đối với người cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm. Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với người sử dụng các loại pháo mà không được phép.

Nghị định 167/2013/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày mai, 28/12.
Read more…

Cướp dâu đám cưới

6:49 PM |
Cướp dâu đám cưới

Ngày 13/11, anh Phan Hữu S. (Can Lộc – Hà Tĩnh) được sự đồng ý của 2 gia đình đã tổ chức đám cưới với chị Đào Thị Q. (Thạch Đồng – Hà Tĩnh) tại nhà mình tại xóm Hồng Vinh.
Đúng 11h30, gia đình rước dâu về trong sự hân hoan của dòng họ và bà con làng xóm. Kết thúc phần văn nghệ, cả họ đang liên hoan vui vẻ, mọi người đang sôi nổi chúc tụng thì bỗng có người hô thất thanh: “Cô dâu đã bị bắt cóc”.
Chú rể '3 lần đò' nói về vụ cướp dâu hy hữu 1
Ngôi nhà nơi xảy ra câu chuyện hy hữu.
Ai nấy bỏ mâm đứng cả dậy ùa ra thì thấy chiếc taxi BKS 38A - 040.. đã lăn bánh đi mất, anh S. cùng một số bạn bè lên xe truy đuổi nhưng không kịp, gọi điện thoại thì cô dâu tắt máy.
Nhớ lại ngày hôm đó, bà cụ Thống (mẹ anh Phan Hữu S.) chia sẻ: “Thực sự tới bây giờ tui vẫn không hiểu chuyện gì đã xảy ra nữa. Buổi trưa hôm đó, khi mọi người vẫn vui vẻ trong tiệc cưới thì nghe tiếng ồn ào ngoài cửa ngõ.
Rồi nghe mấy người bảo là cô dâu bị bắt cóc. Một số thanh niên trong làng có đuổi theo chiếc xe taxi (người lái taxi tên Thái – là người trong làng) ra tới cầu Già (Can Lộc) thì không thấy tung tích gì nữa”.
Sau khi sự việc xảy ra, bên phía họ nhà trai có cho người qua nhà gái (Thạch Đồng, TP Hà Tĩnh) để nói chuyện. Thế nhưng, đáp lại tấm chân tình từ nhà trai, người chị gái cô dâu là Đào Thị T. nhất quyết không chịu tiếp. Không còn cách nào khác, chúng tôi phải trở về nhà” - bà Thống kể tiếp.
Nói về anh Phan Hữu S., mẹ anh cho hay, anh sinh năm 1980, đã từng có 2 đời vợ. Người vợ đầu chung sống được khoảng 5 tháng thì bỏ đi. Sau đó, S. lấy người vợ thứ 2 nhưng cũng chỉ được khoảng 3 tháng rồi cũng bỏ nhà đi không lý do.
Tiếp tục trầm ngâm, bà Thống nói: “Còn lần này, S. và Q. đã quen nhau được khoảng hơn 1 năm, khi biết chúng có ý định đến với nhau, cả hai gia đình đều không ai phản đối, để chúng tự do tìm hiểu. Mọi thủ tục pháp lý chúng tôi cũng thực hiện đầy đủ, có xã chứng nhận rõ ràng.
Thế mà, đúng vào ngày vui nhất lại xảy ra sự việc đáng tiếc đó. Tui sống trên đời hơn 70 năm rồi, chưa khi nào xảy ra chuyện tương tự như thế, thật xót xa, nhà tui tuy nghèo nhưng đối xử với dâu con nào có tệ”.
Sự thật đằng sau
Bà Tứ (61 tuổi, hàng xóm của nhà bà Thống) cho hay: “Sự việc xảy ra nhanh lắm, nhiều người trong đám cưới còn không hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa. chỉ khi thấy đám thanh niên lên xe đuổi theo thì mới vỡ lẽ.
Sau hai “lần đò” dang dở, khi hay tin S. lấy vợ thì mọi người trong thôn ai cũng mừng cho cháu. Thằng S. tính vốn hiền lành, chăm chỉ, suốt ngày chỉ lo làm ăn, ấy thế mà số nó lại lận đận”.
Chú rể '3 lần đò' nói về vụ cướp dâu hy hữu 2
Anh S. và chị Q. hạnh phúc bên nhau
Bà Tứ cho biết thêm: “Nghe đâu là bên nhà gái chưa biết chuyện S. đã 2 lần đò, đến hôm đám cưới thì mới lộ ra, cái Q. nó quyết tâm lấy thằng S. nên không nói thì phải, thế nên mới thành chuyện”.
Còn anh Phan Hữu S., sau khi sự việc xảy đến cũng rất sốc, mất bình tĩnh. Tuy nhiên, tình yêu đã tìm ra con đường đi cho anh. Quyết định bỏ lại đằng sau những gì đã qua để bắt đầu cuộc hôn nhân mà anh đang nắm giữ.
Anh S. cho biết: “Lúc nào rảnh anh sẽ nói chuyện với chú như 2 người bạn, để có thể chia sẽ những chuyện này, còn lúc này anh muốn mọi việc đi vào quỹ đạo của nó, đừng đào sâu vết thương để rồi gia đình anh không chữa trị được, lại khổ cho cả nhà”.
Hiện tại, chị Đào Thị Q. đã về đoàn tụ với anh S. và hiện đang làm việc ở TP. Hà Tĩnh. Vì đường xa nên hai vợ chồng thuê nhà ở đó, cuối tuần hoặc được nghỉ nhiều ngày mới về thăm bà Thống.
 
Theo Vietnamnet
Read more…

Cẩn thận sán nhái trong đặc sản đồng quê

8:25 AM |

Hiện nay, nhiều món ăn được chế biến từ đặc sản đồng quê: ếch, nhái, rắn, chim... Nếu chế biến không cẩn thận, thịt chưa được nấu chín kỹ thì ấu trùng sán nhái ký sinh ở những con vật này có thể xâm nhập cơ thể và gây bệnh.

Trước đây, Việt Nam chỉ ghi nhận bệnh nhân bị sán nhái ký sinh ở mắt, nhưng gần đây đã ghi nhận những trường hợp bị sán nhái chui vào phổi và thành bụng mà không rõ nguyên nhân.
 Thịt ếch nấu chín kỹ mới nên ăn. Ảnh: Saphia Thu
Thịt ếch nấu chín kỹ mới nên ăn. Ảnh: Saphia Thu

Mở lòng đón trùng ký gửi

Bệnh ấu trùng sán nhái thường gặp ở châu Á và một số nước châu Âu có nhập khẩu thịt ếch, nhái, rắn, chim… Sán nhái thường gây bệnh cho người ở giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng có dạng hình sâu có tên Sparganum, bệnh gây nên gọi là Sparganose.

Sán nhái đẻ trứng dưới nước, trứng bị những loài phù du, giáp xác ăn, đó là vật chủ phụ thứ nhất của sán. Sau đó loài phù du, giáp xác này bị ếch, nhái, rắn hoặc chim ăn – những loài này trở thành vật chủ phụ thứ hai. Khi ký sinh ở vật chủ phụ, ấu trùng ở dạng sâu (plerocercoid) dài vài centimet, màu trắng ngà, không chia đốt, không có đầu (scolex) ở phía trước, chỉ có ống giác giả. Con người có thể trở thành vật chủ phụ thứ hai trong các trường hợp uống nước chưa đun có chứa những loài phù du, giáp xác đã nhiễm sán; ăn thịt ếch, nhái, rắn, chim... sống hoặc chưa nấu kỹ; từ đây ấu trùng sán nhái đột nhập vào ống tiêu hoá, chui vào thành dạ dày, ruột và tạo thành u ở đó. Ngoài ra, ở thôn quê người dân còn quan niệm đau mắt đỏ là do “bốc hoả”, dùng thịt ếch nhái sống là chất mát, lạnh đắp vào mắt để “hạ hoả” đã tạo điều kiện thuận lợi cho ấu trùng sán nhái xâm nhập vào da, mắt gây u ở mắt, bệnh nhân có thể bị mù. Một số trường hợp khác ít gặp hơn là nhiễm ấu trùng sán nhái do rửa mặt bằng nguồn nước có loài phù du, giáp xác bị nhiễm ấu trùng.

Khi người là vật chủ phụ thứ hai của ấu trùng sán nhái, triệu chứng bệnh sẽ phụ thuộc nơi ấu trùng có dạng hình sâu ký sinh. Nếu ký sinh ở mắt sẽ gây đau, chảy nhiều nước mắt, viêm sưng màng tiếp hợp, mi, mí mắt... Nếu ký sinh ở da thì gây ngứa, nổi mẩn, thâm nhiễm, đôi khi người bệnh có cảm giác ấu trùng đang di chuyển. Một số trường hợp đã phát hiện ấu trùng sán nhái dạng sâu ở vùng màng ruột, thận, bàng quang, phổi, xoang ngực, tim và mô não. Khi ấu trùng sán nhái xâm nhập sâu vào trong nội tạng thì bệnh sẽ rất nặng.

Nhớ đừng “ăn tươi nuốt sống”

Trên lâm sàng, cách xác định bệnh chắc chắn nhất là phẫu thuật phát hiện và lấy được ấu trùng. Điều trị bệnh cũng bằng phẫu thuật để bóc tách, loại bỏ ấu trùng. Nếu không mổ được thì dùng thuốc novarsenol 0,3 – 0,4g/kg cân nặng/ngày, điều trị trong 4 – 5 ngày. Thuốc praziquantel và mebendazole không có tác dụng diệt ấu trùng của ký sinh trùng.

Để phòng bệnh, cần tuyên truyền vận động người dân không uống nước chưa đun sôi, không ăn các loại thịt ếch, nhái, rắn, chim... chưa nấu kỹ. Vùng nông thôn cần bỏ tập quán dùng thịt ếch, nhái sống đắp vào mắt để chữa bệnh mắt đỏ. Ngoài ra, chỉ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày. Khi vào quán ăn, nhà hàng, cần thận trọng khi gọi thức ăn được chế biến từ thịt ếch, nhái, rắn, chim... không ăn nếu thấy chưa nấu chín kỹ.

Theo BS Nguyễn Võ Hinh
Read more…

Người đau mắt đỏ cần đến ngay cơ sở y tế

9:15 AM |

Dịch đau mắt đỏ bùng phát mạnh mạnh trong thời gian gần đây, không chỉ ở Hà Nội, mà còn ở nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Các bác sĩ khuyến cáo: Người bệnh không nên tự mua thuốc mà cần đến khám bác sỹ chuyên khoa để dùng thuốc đúng chỉ định, tránh nhầm lẫn với một số loại bệnh về mắt khác.




Người đau mắt đỏ cần đến ngay cơ sở y tế

Khám điều trị cho người bệnh đau mắt đỏ tại Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội). Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN

* Tại Hà Tĩnh: Dịch đau mắt đỏ bắt đầu xuất hiện từ đầu tháng 9 và một tuần trở lại đây, dịch bùng phát mạnh. Tuy nhiên, theo bác sỹ Dương Kim Dũng - Giám đốc Trung tâm mắt Hà Tĩnh, dịch đau mắt đỏ ở Hà Tĩnh rất khó kiểm soát và khó nắm được chính xác số lượng người mắc bệnh.

Bác sỹ Dương Kim Dũng cho biết, gần đây, mỗi ngày Trung tâm mắt Hà Tĩnh đón tiếp từ 50 - 70 lượt người bệnh đến khám, chủ yếu là bệnh nhân bị đau mắt đỏ. Tuy nhiên, con số này chưa phản ánh chính xác số người mắc bệnh trên địa bàn bởi nhiều gia đình bị đau mắt cả nhà thì chỉ có một người đi khám và lấy thuốc. Nhiều người bệnh không tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước mà tự đi khám và mua thuốc ở các quầy dược tư nhân. Theo Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hà Tĩnh, đến thời điểm này có hơn 750 trường hợp đến khám và lấy thuốc tại các bệnh viện trong thành phố.

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan ra cộng đồng, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết chuyển mùa như hiện nay. Khi phát hiện có các triệu chứng mắc bệnh đau mắt đỏ, người bệnh không nên tự mua thuốc mà cần đến khám bác sỹ chuyên khoa để dùng thuốc đúng chỉ định, tránh nhầm lẫn với một số loại bệnh về mắt khác. Các thuốc thường được dùng hiện nay như Aciclovir, Zovirax... chỉ có tác dụng hạn chế sự sinh sôi của virus.

* Bà La Thị Trường, Trưởng Khoa khám bệnh, bác sĩ chuyên khoa cấp 1 về mắt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng cho biết: Dịch bệnh đau mắt đỏ đang bùng phát mạnh trên địa bàn tỉnh từ trung tuần tháng 9 tới nay và có nguy cơ gia tăng. Hiện tại, mỗi ngày phòng khám mắt của bệnh viện tiếp nhận từ 25 - 30 bệnh nhân đến khám và điều trị về đau mắt đỏ. Tại các phòng khám tư mỗi ngày cũng tiếp nhận cả chục trường hợp, hầu hết là học sinh tiểu học và trung học sơ sở.

Đa số bệnh nhân khi đến khám bệnh đã bị biến chứng, viêm kết mạc rất nặng. Nguyên nhân là do bệnh nhân khi bị bệnh đã không đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa bệnh mà tự ý mua thuốc về chữa hoặc dùng nước muối rửa mắt, dùng các bài thuốc dân gian tự chữa... đến khi thấy bệnh không thuyên giảm mới đến bệnh viện.

Đáng lo ngại hơn, hiện nay dịch đau mắt đỏ đang lây lan mạnh trong trường học, đặc biệt là đối với các em học sinh nhỏ, chưa đủ ý thức bảo vệ sức khỏe cho mình.

Bác sĩ khuyến cáo, các bệnh nhân khi phát hiện bị đau mắt đỏ cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và khám chữa, không nên tự ý mua thuốc về nhỏ, uống tự do hoặc dùng nước muối và các bài thuốc dân gian để xông, rửa mắt, gây viêm giác mạc tổn hại đến mắt. Đồng thời, không được dùng chung đồ dùng như khăn mặt, thuốc nhỏ mắt, tiếp xúc quá gần với người bị đau mắt đỏ để tránh lây lan bệnh.

* Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho biết, bệnh đau mắt đỏ đã bắt đầu xuất hiện ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Sở yêu cầu các địa phương thống kê số người mắc bệnh để lập phương án phòng tránh, xử lý lây lan.

Ghi nhận tại huyện Bảo Lâm có hơn 40 ca bị đau mắt đỏ phải đến Trung tâm Y tế huyện khám và điều trị. Thành phố Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt, huyện Lâm Hà, huyện Di Linh cũng có nhiều bệnh nhân bị đau mắt đỏ trong những ngày qua.

Theo bác sỹ Đồng Sỹ Quang - Trưởng phòng Nghiệp vụ Y - Dược (Sở Y tế Lâm Đồng), đến nay Sở chưa thống kê được con số chính xác những trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn. Số lượng mà cơ sở y tế tại các địa phương ghi nhận luôn nhỏ hơn số thực tế, bởi nhiều người khi bị bệnh này thường mua thuốc về tự điều trị, chỉ khi bệnh quá nặng mới đến bệnh viện khám và điều trị. Đây cũng là khó khăn cho ngành y tế khi tổng hợp số lượng người mắc bệnh và đánh giá diễn biến của bệnh này.

Bác sỹ Nguyễn Đức Thuận, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cho biết: những ngày qua, bệnh viện cũng tiếp nhận nhiều ca bị đau mắt đỏ đến khám và điều trị. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân vẫn chưa tăng đột biến thành dịch như một số tỉnh, thành khác. Bệnh đau mắt đỏ xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau và khi có các triệu chứng đau mắt thì bệnh nhân phải đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa mắt để khám và điều trị, không nên tự ý mua thuốc dùng bừa bãi. Ngoài ra, cũng cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không dùng chung đồ với người khác để ngăn ngừa bệnh lây lan.
Read more…