Sán
lá gan là căn bệnh gặp khá phổ biến ở nước ta hiện nay nhưng không phải
ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Sán lá gan có trong các loại rau sống
trong nước (cải xoong, ngổ, rau cần, ngó sen)… chúng xâm nhập vào dạ
dày, màng ruột, vào gan rồi sau đó định hình ở ống mật. Nếu người bệnh
không biết và có biện pháp chữa trị kịp thời thì bệnh có thể gây tổn
thương biểu mô đường mật, tắc mật, viêm và xơ hoá đường mật thứ phát, có
thể gây ung thư biểu mô đường mật.
Con đường xâm nhập của sán lá gan
Khi người ăn sống rau mọc dưới nước hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng
sán, ấu trùng sán vào dạ dày, xuống tá tràng, tự tách vỏ và xuyên qua
thành tá tràng vào khoang phúc mạc đến gan, đục thủng bao gan và xâm
nhập vào nhu mô gan gây tổn thương gan.
Sau giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan từ 2-3 tháng, sán xâm nhập vào
đường mật trưởng thành và đẻ trứng. Tại đây sán trưởng thành có thể ký
sinh và gây bệnh trong nhiều năm (có thể tới 10 năm) nếu không được phát
hiện và điều trị. Tại đường mật: sán gây tổn thương biểu mô đường mật,
tắc mật, viêm và xơ hoá đường mật thứ phát, có thể gây ung thư biểu mô
đường mật.
Biểu hiện bệnh sán lá gan
Sau khoảng 6 - 12 tuần khi
sán lá gan
xâm nhập, người bệnh có biểu hiện hay gặp nhất là: đau bụng, sốt cơn,
sút cân, nổi mề đay, ho, khó thở, đau ngực, rối loạn đại tiện, chán ăn
và buồn nôn. Có khi đau khắp bụng nhưng thường khu trú ở vùng hạ sườn
phải hoặc vùng thượng vị nên dễ nhầm với các bệnh về gan mật hoặc dạ
dày. Khi sán lá gan đã khu trú lâu trong cơ thể, gây áp xe có mủ, hủy
hoại dần bộ phận gan. Bệnh có thể dẫn đến tử vong do vỡ bao gan, xuất
huyết hoặc sốc nhiễm trùng vì viêm phúc mạc…
Bệnh nhân nhiễm sán lá gan thường bị đau bụng
Người bệnh nên làm gì?
Các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã cho biết: Bệnh này rất khó
chẩn đoán (kể cả dưới hình ảnh siêu âm hay chụp cắt lớp vi tính gan) dễ
dẫn đến xử lý không đúng nguyên nhân gây bệnh. Bởi khi ấu trùng xuyên
qua các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, các tổn thương có thể gây triệu
chứng không rõ rệt.
Vì vậy, các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã khuyến cáo: Khi thấy
có các triệu chứng trên, người bệnh cần đi xét nghiệm và chẩn đoán sán
lá gan. Các xét nghiệm bệnh sán lá gan thường không tốn kém và thời gian
xét nghiệm nhanh (24h) nên có thể làm sớm, tránh xảy ra trường hợp nhầm
lẫn với các bệnh lý về gan, đặc biệt ung thư gan. Tốt nhất người bệnh
nên đến các bệnh viện lớn hoặc các phòng khám chuyên khoa gan có uy tín
để được kiểm tra và đưa ra các phương pháp điều trị chính xác, phù hợp.
Comments[ 0 ]
Post a Comment