Trong
số chúng ta ai cũng biết, rượu chẳng những gây hại cho bản thân, mà
rượu còn gây tổn hại về nhiều mặt vật chất, tình cảm với mọi người xung
quanh. Ngày nay các nhà khoa học đã tìm ra nhiều bằng chứng chứng minh
tác hại của rượu sẽ gây tổn hại đến nhiều cơ quan trong cơ thể con người
từ hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ nội tiết, đặc biệt là hệ tiêu hóa gan
mật.
Uống rượu nhiều trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng như thế nào tới
gan cũng như sức khỏe của người bệnh? Các bác sĩ ở phòng khám chuyên gan
12 Kim Mã sẽ tư vấn vè giải đáp về vấn đề này.
Rượu là gì ?
Rượu là một loại thức uống có chứa cồn được chế biến dưới nhiều dạng
khác nhau như: bia, nước giải khát có ga, rượu đế, rựơu nếp than, rượu
thuốc, các loại rượu đóng chai trong và ngoài nước…
Về mặt khoa học rượu là một dung dịch gồm nước và cồn (trong đó cồn
chiếm từ 1% đến 50% tính theo thể tích, vì vậy được gọi là rượu từ 10
đến 500 ), ngoài các thành phần chính trên rượu còn chứa một lượng nhỏ
các chất riêng biệt của mỗi nhà sản xuất nhằm tạo nên mỗi loại rượu một
màu sắc, một hương vị đặc thù riêng. Như vậy thành phần chính và cũng là
tác nhân chính gây ra hậu quả tai hại của rượu là cồn Ethylic.
Sau khi uống rượu vào cơ thể, sẽ có hai hiện tượng sinh lý cùng xảy ra
trong cơ thể, đó là sự hấp thụ rượu nhanh chóng vào cơ thể và sự nỗ lực
của cơ thể để đào thải rượu ra bên ngoài.
Rượu được hấp thu vào cơ thể
Mức độ hấp thu rượu vào cơ thể tùy thuộc vào từng loại rượu, nồng độ rượu, lượng thức ăn trong dạ dày, thể trạng người uống…
Rượu được hấp thu trực tiếp vào máu mà không cần phải thông qua quá
trình tiêu hóa như các loại thức ăn khác. Sự hấp thu này xảy ra một phần
nhỏ (20%) ở dạ dày và phần lớn là ở ruột non. Tốc độ hấp thu của rượu
vào máu sẽ chậm hơn nếu dạ dày có thức ăn, hoặc dạ dày hoàn toàn rổng.
Ngược lại nếu rượu được uống cùng lúc hoặc xen kẽ với các loại thức uống
có ga như sodo, coca… tốc độ hấp thu rượu vào máu sẽ gia tăng và làm
người uống sẽ mau say hơn. Sau khi được hấp thu, rượu vào máu và phân
tán đến khắp các mô tế bào và các cơ quan trong cơ thể.
Không uống rượu chính là cách để bảo vệ gan
Tác hại của rượu tới gan
Cơ thể sẽ bắt đầu hoạt động đào thải rượu ra ngoài cơ thể ngay khi được
hấp thu vào máu. Một phần nhỏ được thải ra qua các đường: tuyến mồ hôi,
nước tiểu, hơi thở (làm cho hơi thở người uống nồng nặc mùi rượu). Phần
lớn số lượng rượu còn lại (khoảng 90% hay nhiều hơn) sẽ được chuyển hóa
ở gan để thành những chất không độc đào thải ra ngoài cơ thể. Đây chính
là khả năng: chuyển hóa giải độc rượu của gan.
Tuy nhiên, khả năng chuyển hóa giải độc rượu này chỉ được thực hiện khi
có sự hiện diện của một loại men xúc tác tên là NICOTINTAMID – ADENIN –
DINUCLEOTID (viết tắt là NAD). Loại men NAD này do gan sản xuất với số
lượng hạn chế chỉ đủ cho việc chuyển hóa một lượng rượu vừa phải trong
một thời gian ngắn. Do vậy, nếu người uống rượu với số lượng quá nhiều,
bị quá chén, thì gan không kịp sản xuất đủ số lượng men để chuyển hóa
giải độc rượu nữa. Khi đó rượu sẽ bị ứ lại trong cơ thể và gây độc cho
nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể, đặc biệt là gan là cơ quan bị ảnh
hưởng tác hại nặng nề nhất dẫn tới tình trạng gan bị viêm.
Ngoài ra,
viêm gan do rượu
vẫn tiếp tục uống nhiều rượu còn làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong
do bệnh gan. Càng uống nhiều rượu và càng uống lâu dài thì càng gây ra
nhiều hậu quả nghiêm trọng trên gan.
Đầy hơi, khó tiêu có thể được coi là một dấu hiệu cho thấy cơ thể đã
phải tiếp nhận một lượng rượu lớn. Chứng đầy hơi khó tiêu rất thường gặp
nhưng lại không được quan tâm đúng mức mặc dù nó có thể ảnh hưởng không
ít đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc của mọi người. Tuy nhiên, phần
lớn các trường hợp khác đầy hơi, khó tiêu lại là biểu hiện của những tổn
thương thực thể của các bệnh lý gan giai đoạn đầu nếu cứ coi thường, bỏ
qua, không khám và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy
hiểm khác, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.