Những cách nói để bé nghe lời răm rắp

8:42 AM |

Một trong những cách dạy con ngoan là cha mẹ cần biết nói chuyện với bé. Những cách dưới đây sẽ giúp bé nghe lời răm rắp mà bạn không cần phải mất công quát mắng.

Cha mẹ nên biết rằng cách mình giao tiếp với con cũng chính là cách bé dùng để giao tiếp với người khác. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn dạy bé nghe lời.

1. Hiểu tâm lý con là cách để bé nghe lời

Đe dọa và giận dữ từ mẹ chỉ đẩy bé vào thế phòng thủ. Vì vậy khi muốn con làm một việc gì đó, thay vì hét lên: "Con phải dọn gọn chỗ đồ chơi này vào ngay cho mẹ", thì hay nói: "Mẹ cần con dọn dẹp hết đồ chơi con vừa bày ra. Mẹ bận lắm, mẹ còn rất nhiều việc khác phải làm".
Một lời khuyên hữu ích nữa là cha mẹ đừng bao giờ đặt ra những câu hỏi mà bé có thể trả lời bằng "không", ví dụ: "Con có nhặt quyển sách lên không?", mà hãy nói: "Con nhặt quyển sách lên giúp mẹ nhé".
2. Quy định những thói quen

Thay vì cứ đến bữa bạn lại phải hò hét ầm nhà để gọi con ngồi vào bàn ăn hay mỗi tối trước khi đi ngủ bạn phải dùng đủ mọi cách từ nịnh nọt đến dọa nạt để con đi đánh răng thì hãy tạo ra những thói quen. Và một cách đơn giản để những thói quen ấy trở thành thói quen thật sự thì mẹ hãy cùng bé đọc to những việc cần làm, ví dụ: "Phải rửa tay trước khi ăn", "Nên đánh răng 2 lần mỗi ngày", "Khi ăn phải ngồi ngay ngắn trên ghế"...

3. Hãy cho bé sự lựa chọn

Cuối tuần, bé rất thích đi chơi công viên nhưng bạn lại không thể đưa con đi. Thay vì cứ khăng khăng "Con không được đi công viên" thì hoặc là giải thích lý do hôm nay con không thể đi được, hoặc là đưa cho bé sự chọn lựa: "Con không thể đi công viên nhưng con có thể được sang nhà bạn Bin chơi hoặc đọc cuốn truyện tranh mà con yêu thích".

4. Kết thúc tranh cãi

Khi bé nhà bạn bướng bỉnh, cứ khăng khăng không muốn làm theo ý mẹ và đưa ra những lý lẽ của riêng mình thì bạn hãy kết thúc tranh cãi bằng cách nói kiên định: "Mẹ sẽ không thay đổi quyết định của mình đâu". Đến nước này, bé nghe lời mẹ tuy hơi có chút ấm ức. Khi mọi cảm xúc được lắng xuống, mẹ hãy lựa thời điểm để giải thích cho bé hiểu vì sao mẹ làm thế.
Những cách nói để bé nghe lời răm rắp 1
Ảnh minh họa
5. Những kiểu nói dễ được bé chấp nhận

"Khi nào... thì": “Khi nào con đánh răng xong thì mẹ sẽ đọc truyện cổ tích cho con” hoặc “Khi nào con vẽ xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình”. Từ “khi nào” ngụ ý đó là công việc bé cần hoàn thành và mang nghĩa tích cực hơn so với khi dùng từ “nếu”.
"Khi con... mẹ cảm thấy... bởi vì...": Chẳng hạn: “Khi con chạy lung tung trong siêu thị, mẹ cảm thấy lo lắng bởi vì con có thể bị lạc”.
Thông báo trước: Thay vì đột ngột bắt con phải dừng chơi gì đó, hãy thử nói: “Sắp đến giờ về rồi. Con chuẩn bị bye-bye các bạn nhé”.
Hãy gọi tên bé: Khi đề nghị bé, bạn hãy gọi tên con; chẳng hạn: “Nhím, lấy giúp mẹ quyển sách”.
6. Nguyên tắc từng câu một
Đừng yêu cầu bé làm quá nhiều việc cùng một lúc vì mẹ càng dông dài, bé càng có xu hướng giả điếc. Nói quá nhiều là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi đối thoại với con và muốn bé nghe lời.
Để bé chắc chắn hơn, cha mẹ nên để bé nhắc lại yêu cầu của mình. Nếu bé không nhắc được tức là yêu cầu của mẹ quá dài và quá phức tạp.
7. Bắt đầu "chỉ thị" của bạn với "mẹ muốn"
Thay vì "Bỏ con dao xuống", hãy nói "Mẹ muốn con bỏ dao xuống". Thay vì: "Hãy cho Sam mượn đồ chơi", bạn nói: "Mẹ muốn con cho Sam mượn đồ chơi". Điều này hợp với tâm lý phát triển của bé: muốn làm mẹ vui nhưng ghét bị ra lệnh.

8. Hướng dẫn bé cách giải quyết

Thay vì: "Đừng để bóng giữa nhà", bạn có thể thử: "Sam, con tìm chỗ cất quả bóng này cho gọn". Để bé tìm giải pháp cho một vấn đề thì tốt hơn vì nó là bài học tư duy lâu dài cho bé.

9. Nói đi – nói lại

Các bé tuổi mẫu giáo cần được nhắc nhở hàng nghìn lần cho cùng một việc. Bé dưới 2 tuổi gặp khó khăn khi ghi nhớ yêu cầu của mẹ. Hầu hết những bé từ 3 tuổi đều tiếp thu tốt những gì bạn đề nghị nhưng bạn vẫn cần nhắc nhở bé.

10. Phản ứng đối lập

Nếu bé nhà bạn cáu kỉnh, càng hét to lên thì bạn càng cần phải trả lời nhẹ nhàng hơn. Đừng bị chi phối bởi cảm xúc tiêu cực của con. Khi tâm trạng của bé không được tốt, bạn có thể nhẹ nhàng: "Mẹ hiểu..." hoặc "Mẹ giúp được gì cho con?". Một thái độ mềm mỏng của mẹ sẽ làm bé dịu cơn nóng nảy và biết nghe lời mẹ hơn.
 
Read more…

Cách dạy con thông minh của người Nhật

8:36 AM |

Trẻ con Nhật chăm chỉ học tập, khả năng quyết đoán cao,... Chúng ta cùng tham khảo và khám phá những nét đặc trưng trong cách dạy con của cha mẹ Nhật

1. Chú trọng chuyện cổ tích

Cũng như các bậc cha mẹ khác thường kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích và thần tiên. Tuy nhiên, người Nhật tiến thêm một bước nữa khi họ tin rằng chính thế giới thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng ấy chính là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này. Hãy thử nhìn vào cuộc sống thường ngày và ta sẽ thấy: trong truyện có thảm thần và ngoài đời chúng ta có máy bay, trong truyện chỉ cần phẩy tay là cửa mở và ngoài đời chúng ta có hệ thống cửa cảm biến,...

Cách dạy con thông minh của người Nhật
2. Không quy chụp, áp đặt

Đặc biệt, cha mẹ Nhật ít khi quy kết con trẻ như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ hiểu tâm lý của trẻ con “Khi bạn mắng con bạn là đồ con lợn 10 lần, chúng sẽ kêu ụt ịt vào lần thứ 11”. Khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.

Khen con, khen hành vi cụ thể: Nếu chỉ khen “Con tôi giỏi quá” thì sẽ biến trẻ thành tự phụ. Không chỉ là khen trẻ mà cha mẹ Nhật thường khen hành vi mà trẻ đã làm như “Con mẹ tự xúc cơm thật cừ” hay “Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!”. Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi.

Cha mẹ Nhật không ngại khen con nhưng họ khen rất cụ thể như “Con đọc chữ này đúng và giỏi quá!”

3. Hầu như không cho con xem TV

Ngoài việc xem TV tốn thời gian và có thể khiến trẻ bị nghiện, cha mẹ Nhật còn ý thức rất rõ việc nếu cho con xem tivi quá sớm và quá nhiều thì cấu trúc của đại não sẽ bị phá vỡ.

Từ tivi phát ra dòng âm cực sản sinh ra từ điện áp 20,000 volts, gây ảnh hưởng không tốt đến thùy não trước (phần tạo ra năng lực suy nghĩ) của con người.

Các nhà khoa học Nhật Bản cũng cảnh báo rằng sự tích tụ này trong vài chục năm sau sẽ có thể gây ra bệnh máu trắng cũng như làm tăng chiều hướng của hiện tượng tự kỷ.

“Tắt TV, Bật ý tưởng” là châm ngôn truyền miệng của phụ huynh Nhật.

4. Dạy chữ từ sớm

Theo các công trình nghiên cứu của Nhật, việc dạy chữ có thể làm thay đổi chức năng, và dẫn đến cấu tạo não thay đổi theo. Hiện tượng này, trẻ càng nhỏ càng dễ. Khi trẻ nhỏ nhớ chữ, sẽ có được tốt chất cao phi thường.

Các bậc cha mẹ ở Nhật quán triệt dạy chữ cho con ngay từ rất sớm do bởi khi mới sinh ra. Trẻ chỉ là một động vật nhỏ, nhưng khi hệ tín hiệu ngôn ngữ và học chữ bắt đầu hoạt động, trẻ trở thành con của loài người. Họ hiểu rằng để hệ tín hiệu ngôn ngữ này hoạt động tốt, trẻ càng học gần với thời điểm mới sinh ra càng có hiệu quả cao.

Theo các công trình nghiên cứu của Nhật, việc dạy chữ có thể làm thay đổi chức năng, và dẫn đến cấu tạo não thay đổi theo.

5. Kiên nhẫn lặp đi lặp lại

Khác với nhiều người có thể bực mình khi trẻ thơ thường hỏi đi hỏi lại một điều ngô nghê, cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần cho con họ ở một vấn đề. Theo họ, để đứa trẻ có thể thành thạo 1 việc thì phải cần ít nhất là 3 tháng.

Chẳng hạn, khi trẻ đã nhớ được chữ “a i u e o” thì phải mất ít nhất 3 tháng trẻ mới có thể đọc được chúng thành thạo.

6. Luyện trí nhớ

Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản có rất nhiều trò chơi trí tuệ phục vụ cho việc luyện trí nhớ cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Người Nhật quan niệm, “Người thông minh là người nhớ nhiều hơn người khác và biết cách áp dụng những điều ghi nhớ đó hợp lý”. Do đó theo họ, trí thông minh là thứ có thể luyện tập và có được chứ không phải thuộc về khả năng bẩm sinh.

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Nhật đã được tiếp xúc với các trò chơi trí tuệ luyện trí nhớ

7. Vận động đầy đủ

Không chỉ tập trung phát triển trí tuệ, các cha mẹ Nhật cũng rất chú trọng việc rèn luyện thể chất. Ngay từ khi bé chào đời, cha mẹ đã lưu ý giáo dục về tất cả các mặt sức khỏe, vận động, đạo lý, kỷ luật, tình cảm.

Đối với trẻ lên 2, cha mẹ đã cho trẻ đi bộ đều đặn hàng ngày và họ chia nhỏ khoảng cách tập luyện thành những đoạn ngắn 10m, 20m mỗi ngày.

“Một trí tuệ minh mẫn trong cơ thể cường tráng”, cha mẹ Nhật hiểu rõ điều này.

8. Thói quen tra cứu, tìm tòi

Cha mẹ đã biết hướng dẫn con mình sử dụng loại từ điển dễ tra cứu dành cho trẻ em. Trẻ dùng từ điển đó để tra nghĩa của từ, hay cách viết đúng chữ Hán. Chẳng hạn, khi biết địa chỉ rồi nhưng được người khác đưa lên xe dẫn đi thì chúng ta cảm thấy rất khó nhớ đường. Nhưng nếu tự dùng bản đồ, rồi vừa đi vừa hỏi đường thì chúng ta sẽ nhớ rất lâu.

Cũng tương tự như thế, trẻ con sẽ dễ tiếp nhận kiến thức nếu chúng tự tìm, mất công để tra cứu hơn là được cha mẹ dạy cho một cách thụ động.

Ngay cả đối với những trẻ Nhật khó dạy theo cách đơn điệu, thì bằng cách này chúng cũng có thể học được một cách chính xác mà không hề cảm thấy nhàm chán.

Với những phương pháp dạy con tinh tế như thế, ắt hẳn người Nhật cũng sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều điều bổ ích để áp dụng cho chính gia đình của mình.
Read more…

Buôn chuyện bác sĩ nữ khám “của quý”

8:32 AM |

Một buổi sáng tại BV Việt Đức, dãy ghế trước cửa phòng khám Nam khoa có 5 người đàn ông ngồi chờ trong tình trạng người thì đeo khẩu trang kín mít, người đội mũ bảo hiểm, mũ lưỡi trai, người cầm tờ báo che mặt…

 Khi bác sĩ nữ khám “của quý”

Khi bác sĩ nữ khám “của quý”

 “Cậu nhỏ” của Q bị ngứa, mọc mụn lấm tấm đã từ lâu, nghĩ đến bệnh viện khám thì xấu hổ liền dùng các loại thuốc bôi, nước lá... nhưng vẫn không khỏi. Bệnh ngày càng trầm trọng, Q đành đeo khẩu trang, đội mũ lưỡi trai đến phòng khám da liễu  của Bệnh viện Da liễu Hà Nội để khám bệnh.

Trước khi vào BV, Q nhìn trước nhìn sau sợ người quen bắt gặp. Bước vào phòng thì ôi thôi, một nữ bác sĩ trẻ nhìn bệnh nhân tươi cười. Nghe bác sĩ nói phải cởi quần, Q giật bắn người, đến lúc khoe “cậu nhỏ” để bác sĩ khám, mặt Q đỏ như gấc, bác sĩ hỏi mà chỉ nói lắp bắp được vài câu. May mà cô bác sĩ trẻ rất vui tính nên Q đã nhanh chóng thoát khỏi cảm giác xấu hổ, cầm đơn thuốc ra khỏi phòng mà tay chân vẫn run. Về uống và bôi 1 tuần sau khỏi hẳn, không phải tái khám.

 Bác sĩ nữ khám nam khoa là nỗi run sợ của rất nhiều đàn ông. Nguyễn Văn T gặp tình huống éo le hơn nhiều. “Cậu nhỏ” bị sưng đau, nghĩ là bệnh sẽ tự khỏi, mấy ngày sau T hoảng hồn vì thấy một bên “quả cà” sưng to bằng... quả trứng ngỗng. Đến BV khám, thấy thấp thoáng cô bác sĩ, T liền quay về. Hai ngày sau người phát sốt vì đau quay lại BV vẫn thấy cô bác sĩ ấy khám nên đành liều bước vào.

Lúc để lộ ra “của quý” sưng phù trước mắt cô bác sĩ, T chỉ muốn đeo mo vào mặt, nhưng bác sĩ rất tận tình khám và pha trò: “Ngày mai anh mới đến khám thì có nguy cơ thành... thái giám đấy!”. Sau khi siêu âm, chụp chiếu, thử máu, nước tiểu... T được bác sĩ xác định bị viêm mào tinh hoàn, không phải cắt, nằm viện tiêm thuốc 2 tuần là ổn.

Tuy nhiên, bác sĩ nữ khám nam khoa cũng rơi vào những tình huống trớ trêu. Hơn 2 năm làm ở phòng khám, gặp gỡ bao nhiêu bệnh nhân là bấy nhiêu lần bác sĩ Lan - từng làm ở phòng khám nam khoa BV Việt-Đức -  được trực tiếp mục sở thị những tình huống bi có, hài có mà không thể nào quên được. Việc gặp bệnh nhân có những câu hỏi trái khoáy, những câu hỏi rất ngây ngô cũng không phải là ít.

Bác sĩ Lan còn nhớ, có trường hợp bệnh nhân nam còn là thanh niên trẻ, vừa mới kết hôn nhưng đã gặp trục trặc trong chuyện chăn gối nên tỏ vẻ rất lo lắng, đến mong bác sĩ khám tận mắt. Ấy vậy mà, khi vừa bước chân vào phòng khám, thấy vị bác sĩ là nữ thì mặt đỏ tía tai, đứng bất động trong mấy phút, bảo cởi quần ra để khám mà anh chàng cứ loay hoay, mãi không dám cởi.

Rồi khi đã cởi xong, hai tay anh cứ giữ khư khư, nắm chặt “của quý”, nhất quyết không dám bỏ ra. Anh này còn đề nghị bác sĩ có thể nhắm mắt vào khám được không (!?). Sau một hồi giải thích mới đồng ý cho bác sĩ khám, hóa ra, cậu thanh niên này mất vệ sinh, không chịu làm sạch cho “cậu nhỏ” nên cô vợ ở nhà mới không dám gần gũi chồng. Sau khi thấy bác sĩ nói vậy, cậu thanh niên đỏ mặt, ngượng hơn cả lúc đầu mới vào.

Những lời cầu cứu lúc nửa đêm

Sau này BS Lan chuyển sang làm việc cho trung tâm tư vấn về sức khỏe tình dục thì cũng là lúc chị và các đồng nghiệp phải nhận được những cú điện thoại gọi đến lúc nửa đêm nhờ tư vấn, hỏi han những triệu chứng hay những trục trặc về cơ quan sinh dục, hoặc những vấn đề chốn phòng the.

“Ngày đầu còn chưa quen lắm với việc bị đánh thức dậy lúc nửa đêm, nhưng dần tôi cũng quen. May mà tâm lý mình vững nên mới có thể bình tĩnh trước những câu hỏi ngu ngơ, thậm chí không có vấn đề gì mà người bệnh cứ cuống lên như cháy nhà, rồi cả những chuyện vợ chồng tế nhị cũng được nhờ giải đáp lúc nửa đêm”, bác sĩ Lan nói.

 Những câu chuyện giữa đêm hôm khuya khoắt luôn để lại cho BS Lan những kỷ niệm khó quên. Chị kể: Có lần, vừa lên giường chợp mắt được độ nửa tiếng, bỗng có bệnh nhân gọi điện đến, khóc lóc sụt sùi trên máy. Rõ ràng là giọng con trai, mà vừa nói được vài câu đã khóc: “Sao của cháu vừa lên được tí lại xỉu ngay ạ? Cả đêm nay cháu chưa làm ăn được gì, vợ cháu đang giận rồi, cháu không biết làm thế nào”.

Đã thế, cậu này còn dọa bác sĩ, nếu không giúp, cậu ấy sẽ uống 30 viên thuốc ngủ đã chuẩn bị sẵn để chết cho bác sĩ xem. Vừa buồn cười, vừa hoảng hồn trước cậu thanh niên, chỉ lo cậu ấy làm liều, nên bác sĩ Lan vừa phải nhẹ nhàng khuyên nhủ, vừa phải hỏi han để tìm ra cách giải quyết. Sau đó, phải mất tới gần nửa tiếng, cậu này mới chịu nghe và cúp máy đi ngủ.

Lại một lần khác, chị còn bị cả một cặp vợ chồng đang trong đêm tân hôn gọi điện nhờ sự trợ giúp. Vừa cất tiếng alô thì cậu thanh niên đầu dây bên kia đã liếng thoắng trình bày một hồi, yêu cầu bác sĩ “dạy” cho cậu từng bước trong việc quan hệ, từ màn dạo đầu tới màn nhập cuộc như thế nào. Buồn cười khi cậu ta cứ liên tục hỏi “làm sao cái của cháu cứ bé xíu, không to lên được”, rồi khẩn khoản van xin bác sĩ chỉ cụ thể cho từng bước một…

Cũng có những cuộc gọi điện lúc nửa đêm của những kẻ mắc bệnh thích khoe “của quý”, thích được nói chuyện về sex. Một lần có cuộc điện thoại của một người đàn ông, nhưng lại nói với giọng ẻo lả, mời gọi. Người này trình bày tường tận về “cậu nhỏ” đang ở trạng thái thế nào, đang cảm thấy ra sao…, chỉ nghe qua là nhận ra ngay giọng của dân đồng tính, đang có ham muốn tình dục và đang cố tình làm trò với bác sĩ.

Có thể nói có vô số những câu chuyện bi hài khi các bác sĩ nữ chữa bệnh cho đàn ông. Phải thật can đảm, yêu nghề và khéo léo, các bác sĩ nữ mới có thể đối mặt với những căn bệnh của “cậu bé” mà đàn ông luôn cho rằng đó là sức mạnh và rất ít khi dám thừa nhận nó bị ốm yếu.

Theo Đức Anh
Read more…

Cẩn thận sán nhái trong đặc sản đồng quê

8:25 AM |

Hiện nay, nhiều món ăn được chế biến từ đặc sản đồng quê: ếch, nhái, rắn, chim... Nếu chế biến không cẩn thận, thịt chưa được nấu chín kỹ thì ấu trùng sán nhái ký sinh ở những con vật này có thể xâm nhập cơ thể và gây bệnh.

Trước đây, Việt Nam chỉ ghi nhận bệnh nhân bị sán nhái ký sinh ở mắt, nhưng gần đây đã ghi nhận những trường hợp bị sán nhái chui vào phổi và thành bụng mà không rõ nguyên nhân.
 Thịt ếch nấu chín kỹ mới nên ăn. Ảnh: Saphia Thu
Thịt ếch nấu chín kỹ mới nên ăn. Ảnh: Saphia Thu

Mở lòng đón trùng ký gửi

Bệnh ấu trùng sán nhái thường gặp ở châu Á và một số nước châu Âu có nhập khẩu thịt ếch, nhái, rắn, chim… Sán nhái thường gây bệnh cho người ở giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng có dạng hình sâu có tên Sparganum, bệnh gây nên gọi là Sparganose.

Sán nhái đẻ trứng dưới nước, trứng bị những loài phù du, giáp xác ăn, đó là vật chủ phụ thứ nhất của sán. Sau đó loài phù du, giáp xác này bị ếch, nhái, rắn hoặc chim ăn – những loài này trở thành vật chủ phụ thứ hai. Khi ký sinh ở vật chủ phụ, ấu trùng ở dạng sâu (plerocercoid) dài vài centimet, màu trắng ngà, không chia đốt, không có đầu (scolex) ở phía trước, chỉ có ống giác giả. Con người có thể trở thành vật chủ phụ thứ hai trong các trường hợp uống nước chưa đun có chứa những loài phù du, giáp xác đã nhiễm sán; ăn thịt ếch, nhái, rắn, chim... sống hoặc chưa nấu kỹ; từ đây ấu trùng sán nhái đột nhập vào ống tiêu hoá, chui vào thành dạ dày, ruột và tạo thành u ở đó. Ngoài ra, ở thôn quê người dân còn quan niệm đau mắt đỏ là do “bốc hoả”, dùng thịt ếch nhái sống là chất mát, lạnh đắp vào mắt để “hạ hoả” đã tạo điều kiện thuận lợi cho ấu trùng sán nhái xâm nhập vào da, mắt gây u ở mắt, bệnh nhân có thể bị mù. Một số trường hợp khác ít gặp hơn là nhiễm ấu trùng sán nhái do rửa mặt bằng nguồn nước có loài phù du, giáp xác bị nhiễm ấu trùng.

Khi người là vật chủ phụ thứ hai của ấu trùng sán nhái, triệu chứng bệnh sẽ phụ thuộc nơi ấu trùng có dạng hình sâu ký sinh. Nếu ký sinh ở mắt sẽ gây đau, chảy nhiều nước mắt, viêm sưng màng tiếp hợp, mi, mí mắt... Nếu ký sinh ở da thì gây ngứa, nổi mẩn, thâm nhiễm, đôi khi người bệnh có cảm giác ấu trùng đang di chuyển. Một số trường hợp đã phát hiện ấu trùng sán nhái dạng sâu ở vùng màng ruột, thận, bàng quang, phổi, xoang ngực, tim và mô não. Khi ấu trùng sán nhái xâm nhập sâu vào trong nội tạng thì bệnh sẽ rất nặng.

Nhớ đừng “ăn tươi nuốt sống”

Trên lâm sàng, cách xác định bệnh chắc chắn nhất là phẫu thuật phát hiện và lấy được ấu trùng. Điều trị bệnh cũng bằng phẫu thuật để bóc tách, loại bỏ ấu trùng. Nếu không mổ được thì dùng thuốc novarsenol 0,3 – 0,4g/kg cân nặng/ngày, điều trị trong 4 – 5 ngày. Thuốc praziquantel và mebendazole không có tác dụng diệt ấu trùng của ký sinh trùng.

Để phòng bệnh, cần tuyên truyền vận động người dân không uống nước chưa đun sôi, không ăn các loại thịt ếch, nhái, rắn, chim... chưa nấu kỹ. Vùng nông thôn cần bỏ tập quán dùng thịt ếch, nhái sống đắp vào mắt để chữa bệnh mắt đỏ. Ngoài ra, chỉ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày. Khi vào quán ăn, nhà hàng, cần thận trọng khi gọi thức ăn được chế biến từ thịt ếch, nhái, rắn, chim... không ăn nếu thấy chưa nấu chín kỹ.

Theo BS Nguyễn Võ Hinh
Read more…

Viêm gan siêu vi B có chữa khỏi hẳn được không?

8:22 AM |
Trên thế giới số người mắc viêm gan B đang ngày càng gia tăng với tốc độ chóng mặt, không hạn chê sự phát triển của bệnh số người mắc viêm gan B còn tăng lên gấp nhiều lần. Phòng bệnh viêm gan B luôn là việc làm được các bác sĩ khuyên mọi người nên thực hiện.

Không ít bệnh nhân viêm gan siêu vi B mà cả gia đình người bệnh đều có suy nghĩ, liệu bệnh có thể chữa khỏi hẳn hoàn toàn được không, có thể điều trị bệnh không quay lại được không?

Bệnh viêm gan siêu vi B có khỏi hẳn không?

Bệnh viêm gan siêu vi B là một số dạng bệnh viêm gan do virus viêm gan siêu vi B gây ra, truyền nhiễm theo đường máu và sinh dục, bệnh xuất hiện nhiều nhất tại các nước đang phát triển và phát triển.

Người bệnh khi có virus viêm gan B tấn công sẽ ảnh hưởng tới việc thực hiện các chức năng của gan, gan không thải được các chất độc hại ra ngoài cơ thể, không thực hiện được trao đổi máu trong cơ thể… Bởi vậy, việc điều trị viêm gan B là rất cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, nhiều bệnh viêm gan siêu vi B mà cả gia đình người bệnh đều có suy nghĩ, liệu bệnh có thể chữa khỏi hẳn hoàn toàn được không, có thể điều trị bệnh không quay lại được không?

Các bác sĩ ở phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã cho biết, các loại thuốc điều trị viêm gan B mạn tính hiện nay nhằm mục đích làm cho siêu vi B ngưng hoạt động, không sinh sản được (đưa về dạng người lành mang mầm bệnh)và như vậy ngăn chặn và giảm thiểu tối đa biến chứng xơ gan và ung thư gan. Khi ấy thử máu chỉ còn vỏ HBsAg mà không thấy HBV - DNA (HBV - DNA = 0).

Khi người bệnh đã đưa HBV – DNA = 0, người bệnh vẫn phải được bác sĩ chuyên khoa lên kế hoạch điều trị và theo dõi liên tục bởi vì siêu vi B vẫn còn tồn tại trong cơ thể và vẫn có khả năng tái hoạt động gây biến chứng tại gan. Không nhiều trường hợp cơ thể loại cả vỏ HBsAg tỉ lệ loại trừ hoàn toàn siêu vi B (HBsAg âm tính) khoảng 1% sau một năm điều trị.

Phụ nữ có thai mắc viêm gan B nguy cơ truyền bệnh sang cho con trong khi sinh là rất cao. Những trường hợp trẻ sinh ra mắc viêm gan B có tới 90% sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Do đó, điều trị bênh là điều cần thiết để bệnh không có cơ hội quay lại tấn công cơ thể người.

Các bác sĩ ở phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã cũng nhấn mạnh, để điều trị bệnh viêm gan siêu vi B khỏi hẳn hoàn toàn người bệnh cần được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, điều trị bệnh được kịp thời. Bởi bệnh càng nặng khả năng điều trị khỏi bệnh càng mong manh và nguy cơ bệnh quay lại cơ thể người bệnh là cao.
Phát hiện viêm gan B sớm điều trị bệnh kịp thời

Bệnh viêm gan siêu vi B không dễ phát hiện

Bệnh viêm gan siêu vi B rất đặc biệt vì đa số người bệnh không có triệu chứng. Phần nhiều các trường hợp lây từ người mẹ sang con khi sinh nở. Khi siêu vi trùng gan B nhập vào cơ thể đứa trẻ thì virus này sinh sôi nảy nở rất là tự do vì đứa bé không có đủ kháng thể để chống bệnh.

Giai đoạn đầu bệnh mới xuất hiện, các triệu chứng của bệnh không rõ rệt, bệnh nhân hoàn toàn không đủ khả năng nhận biết hoặc loại trừ siêu vi trùng gan. Chỉ tới khi cơ thể người bệnh thấy xuất hiện các triệu chứng thì bệnh đang ở giai đoạn trễ, việc điều trị trở nên rất khó khăn.

Còn những trường hợp mắc bệnh viêm gan B khi đã trưởng thành, thường từ tuổi dậy thì đến 30. Trong các trường hợp này người bệnh thưòng có những giai đoạn bị vàng da cấp tính hoặc mệt mỏi, kiệt sức, chán ăn, đau bụng , buồn nôn, da mặt trở nên vàng và nước tiểu có màu vàng đậm như trà đậm. Khi thấy những triệu chứng đó chứng tỏ người bệnh đang mắc siêu vi gan cấp tính.

Khi bệnh viêm gan siêu vi B không được điều trị sớm bệnh sẽ chuyển từ cấp tính sang mạn tính. Khi bệnh nhân viêm gan trở lại ăn uống bình thường không có triệu chứng nhiều, đôi khi chỉ mệt mỏi hơn bình thường đặc biệt vào buổi chiều hay trên da xuất hiện các vết đỏ nổi lên trước ngực hay những vết bầm tím ở chân, đau nhức khớp xương, ăn không ngon… Đó là những triệu chứng thường thấy ở những người bị viêm gan siêu vi B kinh niên.

Do bệnh viêm gan siêu vi B khó chữa và khó phát hiện nên mọi người nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh được kịp thời.
Read more…

Bệnh sán lá gan có nguy hiểm?

8:18 AM |

Sán lá gan là căn bệnh gặp khá phổ biến ở nước ta hiện nay nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Sán lá gan có trong các loại rau sống trong nước (cải xoong, ngổ, rau cần, ngó sen)… chúng xâm nhập vào dạ dày, màng ruột, vào gan rồi sau đó định hình ở ống mật. Nếu người bệnh không biết và có biện pháp chữa trị kịp thời thì bệnh có thể gây tổn thương biểu mô đường mật, tắc mật, viêm và xơ hoá đường mật thứ phát, có thể gây ung thư biểu mô đường mật.
 
Con đường xâm nhập của sán lá gan
 
Khi người ăn sống rau mọc dưới nước hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng sán, ấu trùng sán vào dạ dày, xuống tá tràng, tự tách vỏ và xuyên qua thành tá tràng vào khoang phúc mạc đến gan, đục thủng bao gan và xâm nhập vào nhu mô gan gây tổn thương gan.
 
Sau giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan từ 2-3 tháng, sán xâm nhập vào đường mật trưởng thành và đẻ trứng. Tại đây sán trưởng thành có thể ký sinh và gây bệnh trong nhiều năm (có thể tới 10 năm) nếu không được phát hiện và điều trị. Tại đường mật: sán gây tổn thương biểu mô đường mật, tắc mật, viêm và xơ hoá đường mật thứ phát, có thể gây ung thư biểu mô đường mật.
 
Biểu hiện bệnh sán lá gan
 
Sau khoảng 6 - 12 tuần khi sán lá gan xâm nhập, người bệnh có biểu hiện hay gặp nhất là: đau bụng, sốt cơn, sút cân, nổi mề đay, ho, khó thở, đau ngực, rối loạn đại tiện, chán ăn và buồn nôn. Có khi đau khắp bụng nhưng thường khu trú ở vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị nên dễ nhầm với các bệnh về gan mật hoặc dạ dày. Khi sán lá gan đã khu trú lâu trong cơ thể, gây áp xe có mủ, hủy hoại dần bộ phận gan. Bệnh có thể dẫn đến tử vong do vỡ bao gan, xuất huyết hoặc sốc nhiễm trùng vì viêm phúc mạc…
 
 
Bệnh nhân nhiễm sán lá gan thường bị đau bụng
 
Người bệnh nên làm gì?
 
Các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã cho biết: Bệnh này rất khó chẩn đoán (kể cả dưới hình ảnh siêu âm hay chụp cắt lớp vi tính gan) dễ dẫn đến xử lý không đúng nguyên nhân gây bệnh. Bởi khi ấu trùng xuyên qua các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, các tổn thương có thể gây triệu chứng không rõ rệt.
 
Vì vậy, các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã khuyến cáo: Khi thấy có các triệu chứng trên, người bệnh cần đi xét nghiệm và chẩn đoán sán lá gan. Các xét nghiệm bệnh sán lá gan thường không tốn kém và thời gian xét nghiệm nhanh (24h) nên có thể làm sớm, tránh xảy ra trường hợp nhầm lẫn với các bệnh lý về gan, đặc biệt ung thư gan. Tốt nhất người bệnh nên đến các bệnh viện lớn hoặc các phòng khám chuyên khoa gan có uy tín để được kiểm tra và đưa ra các phương pháp điều trị chính xác, phù hợp.
 
Phòng khám 12 Kim Mã là cơ sở điều trị bệnh gan chuyên nghiệp của Hà Nội, có các thiết bị điều trị và chẩn đoán bệnh gan tiên tiến của quốc tế và đội ngũ các bác sĩ chuyên ngành nhiều kinh nghiệm lâm sàng phong phú, có thể phân tích tường tận bệnh tình của từng bệnh nhân, đưa ra các phương án điều trị thích hợp nhất cho từng bệnh nhân để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, sớm lấy lại sức khỏe!
Read more…

Những cách giảm Stress hiệu quả.

9:50 AM |
Mở rộng một vấn đề bị ngừng lại giữa chừng vì nỗi lo lắng về những thứ không nằm trong kiểm soát của bạn không bao giờ là một ý kiến hay. Ám ảnh về cô bạn gái đã vứt bỏ bạn hay người đồng nghiệp luôn đưa tới cho bạn khoảng thời gian khó khăn là phản tác dụng và có thể dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và tất nhiên là rất nhiều căng thẳng.
Các kỹ thuật giảm stress
Tập thể dục là một ví dụ tốt để giảm căng thẳng. Tại Bắc Mỹ, trẻ em và người lớn ngày càng trở lên béo phì. Họ nằm ườn trước tivi và chơi trò Sony PS rồi nhai nhóp nhép bất cứ cái gì có trong đôi bàn tay bé nhỏ tham lam của họ có thể tiếp xúc được. Sau đó, họ tự hỏi tại sao họ lại mắc các triệu chứng cao huyết áp.
Bằng việc tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm mức độ căng thẳng. Bằng cách ăn uống lành mạnh, tâm trí và cơ thể có thể xử lý tốt hơn căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày và do đó việc giảm căng thẳng sẽ đạt kết quả tốt hơn.

Yoga đang trở thành một phương pháp giảm căng thẳng phổ biến. Yoga giúp bạn thư giãn và để lại cả thế giới trong một vài giờ, và trên hết có lợi ích tăng thêm là giúp bạn trở nên linh hoạt hơn. Điều này có thể có ích trong bất kỳ số lượng của sự vật. Tôi sẽ để lại nó cho bạn tưởng tượng.
Cách giảm stress cực hiệu quả - 1
Bạn cũng có thể thực hành những kỹ thuật hình dung như một phương pháp để giảm stress
Bạn cũng có thể thực hành những kỹ thuật hình dung như một phương pháp để giảm stress. Bằng việc nằm trên lưng, thư giãn và suy nghĩ về một nơi mà bạn cảm thấy trầm tĩnh lại; bạn có thể giảm được căng thẳng và học cách tận hưởng sự thư giãn.

Bạn cũng có thể thử viết bài cho một tạp chí hay chấp nhận những vấn đề mà đang gây cho bạn nhiều stress nhất. Hãy chịu đựng những vấn đề của bạn một cách hợp lý, không bị mất kiểm soát và viết chúng vào một mẩu giấy nhỏ là một phương thức tuyệt vời để giảm stress và cũng có thể được coi là cách điều trị.

Bạn cũng có thể thử nhìn vào những hậu quả có thể xảy ra của hoàn cảnh mà gây ra cho bạn sự sợ hãi. Hãy tự hỏi “ Điều gì tồi tệ nhất có thể xảy ra?” và “ Còn điều gì mà tôi có thể làm để làm cho tình trạng của mình có kết quả tốt hơn?” Một khi bạn tìm ra được câu trả lời bạn sẽ có thể đối phó với tình hình tốt hơn. Thỉnh thoảng bạn sẽ tìm thấy những thứ làm bạn sợ hãi, không có cơ sở thực tế, và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn và mức độ stress của bạn cũng giảm bớt đi.

Nhiều người cũng bị căng thẳng do họ không có đủ thời gian. Hãy bắt đầu một lịch công tác mà bạn có thể giữ lịch trình với nó. Đây là một cách thực hành giảm stress tuyệt vời và một trong số đó sẽ giúp bạn kiểm soát cuộc sống của mình.

Cuối cùng, nếu bạn thấy bạn không thể đối mặt với căng thẳng, dù bạn có làm cái gì đi chăng nữa, hãy tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp. Giảm căng thẳng được huấn luyện chuyên nghiệp có thể giúp bạn quản lý và giảm mức độ tress. Việc giảm stress thực sự rất quan trọng, và vì vậy nên đặt bạn cao hơn mọi thứ khác. Hãy dành thời gian để chăm sóc tinh thần và cơ thể bạn, và mọi thứ khác sẽ rơi vào đúng vị trí của nó.
Nghe 1 bản nhạc
Read more…