Dịch đau mắt đỏ bùng phát mạnh
mạnh trong thời gian gần đây, không chỉ ở Hà Nội, mà còn ở nhiều tỉnh
thành khác trong cả nước. Các bác sĩ khuyến cáo: Người bệnh không nên tự
mua thuốc mà cần đến khám bác sỹ chuyên khoa để dùng thuốc đúng chỉ
định, tránh nhầm lẫn với một số loại bệnh về mắt khác.
Khám điều trị cho người bệnh đau mắt đỏ tại Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội). Ảnh: Dương Ngọc - TTXVN |
*
Tại Hà Tĩnh: Dịch đau mắt đỏ bắt đầu xuất hiện từ đầu tháng 9 và một
tuần trở lại đây, dịch bùng phát mạnh. Tuy nhiên, theo bác sỹ Dương Kim Dũng
- Giám đốc Trung tâm mắt Hà Tĩnh, dịch đau mắt đỏ ở Hà Tĩnh rất khó
kiểm soát và khó nắm được chính xác số lượng người
mắc bệnh.
Bác
sỹ Dương Kim Dũng cho biết, gần đây, mỗi ngày Trung tâm mắt Hà Tĩnh đón
tiếp từ 50 - 70 lượt người bệnh đến khám, chủ yếu là bệnh nhân bị đau
mắt đỏ. Tuy nhiên, con số này chưa phản ánh chính xác số người mắc bệnh
trên địa bàn bởi nhiều gia đình bị đau mắt cả nhà thì chỉ có một người
đi khám và lấy thuốc. Nhiều người bệnh không tìm đến các cơ sở khám chữa
bệnh của Nhà nước mà tự đi khám và mua thuốc ở các quầy dược tư nhân.
Theo Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hà Tĩnh, đến thời điểm này có hơn 750
trường hợp đến khám và lấy thuốc tại các bệnh viện trong thành phố.
Bệnh
đau mắt đỏ rất dễ lây lan ra cộng đồng, đặc biệt là trong điều kiện
thời tiết chuyển mùa như hiện nay. Khi phát hiện có các triệu chứng mắc
bệnh đau mắt đỏ, người bệnh không nên tự mua thuốc mà cần đến khám bác
sỹ chuyên khoa để dùng thuốc đúng chỉ định, tránh nhầm lẫn với một số
loại bệnh về mắt khác. Các thuốc thường được dùng hiện nay như
Aciclovir, Zovirax... chỉ có tác dụng hạn chế sự sinh sôi của virus.
* Bà La Thị Trường,
Trưởng Khoa khám bệnh, bác sĩ chuyên khoa cấp 1 về mắt Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Cao Bằng cho biết: Dịch bệnh đau mắt đỏ đang bùng phát mạnh
trên địa bàn tỉnh từ trung tuần tháng 9 tới nay và có nguy cơ gia tăng.
Hiện tại, mỗi ngày phòng khám mắt của bệnh viện tiếp nhận từ 25 - 30
bệnh nhân đến khám và điều trị về đau mắt đỏ. Tại các phòng khám tư mỗi
ngày cũng tiếp nhận cả chục trường hợp, hầu hết là học sinh tiểu học và
trung học sơ sở.
Đa số bệnh nhân khi đến khám bệnh đã bị biến
chứng, viêm kết mạc rất nặng. Nguyên nhân là do bệnh nhân khi bị bệnh đã
không đến ngay các cơ sở y tế để khám chữa bệnh mà tự ý mua thuốc về
chữa hoặc dùng nước muối rửa mắt, dùng các bài thuốc dân gian tự chữa...
đến khi thấy bệnh không thuyên giảm mới đến bệnh viện.
Đáng lo
ngại hơn, hiện nay dịch đau mắt đỏ đang lây lan mạnh trong trường học,
đặc biệt là đối với các em học sinh nhỏ, chưa đủ ý thức bảo vệ
sức khỏe cho mình.
Bác
sĩ khuyến cáo, các bệnh nhân khi phát hiện bị đau mắt đỏ cần đến ngay
các cơ sở y tế để được tư vấn và khám chữa, không nên tự ý mua thuốc về
nhỏ, uống tự do hoặc dùng nước muối và các bài thuốc dân gian để xông,
rửa mắt, gây viêm giác mạc tổn hại đến mắt. Đồng thời, không được dùng
chung đồ dùng như khăn mặt, thuốc nhỏ mắt, tiếp xúc quá gần với người bị
đau mắt đỏ để tránh lây lan bệnh.
* Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng cho
biết, bệnh đau mắt đỏ đã bắt đầu xuất hiện ở một số địa phương trên địa
bàn tỉnh. Sở yêu cầu các địa phương thống kê số người mắc bệnh để lập
phương án phòng tránh, xử lý lây lan.
Ghi nhận tại huyện Bảo Lâm
có hơn 40 ca bị đau mắt đỏ phải đến Trung tâm Y tế huyện khám và điều
trị. Thành phố Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt, huyện Lâm Hà, huyện Di Linh
cũng có nhiều bệnh nhân bị đau mắt đỏ trong những ngày qua.
Theo
bác sỹ Đồng Sỹ Quang - Trưởng phòng Nghiệp vụ Y - Dược (Sở Y tế Lâm
Đồng), đến nay Sở chưa thống kê được con số chính xác những trường hợp
mắc bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn. Số lượng mà cơ sở y tế tại các địa
phương ghi nhận luôn nhỏ hơn số thực tế, bởi nhiều người khi bị bệnh này
thường mua thuốc về tự điều trị, chỉ khi bệnh quá nặng mới đến bệnh
viện khám và điều trị. Đây cũng là khó khăn cho ngành y tế khi tổng hợp
số lượng người mắc bệnh và đánh giá diễn biến của bệnh này.
Bác
sỹ Nguyễn Đức Thuận, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cho biết:
những ngày qua, bệnh viện cũng tiếp nhận nhiều ca bị đau mắt đỏ đến khám
và điều trị. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân vẫn chưa tăng đột biến thành
dịch như một số tỉnh, thành khác. Bệnh đau mắt đỏ xuất hiện do nhiều
nguyên nhân khác nhau và khi có các triệu chứng đau mắt thì bệnh nhân
phải đến các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa mắt để khám và điều trị,
không nên tự ý mua thuốc dùng bừa bãi. Ngoài ra, cũng cần vệ sinh cơ thể
sạch sẽ, không dùng chung đồ với người khác để ngăn ngừa bệnh lây lan.
Comments[ 0 ]
Post a Comment