Rau, củ, quả là phần không thể thiếu
trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Tuy nhiên, có những loại
thực phẩm, nếu không được chế biến đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe
của bạn và gia đình. Dưới đây là
những lưu ý cẩn thận với rau củ có thể gây độc cho gia đình mà bạn nên biết.
Những rau củ có thể gây độc
Giá đỗ
Các loại giá đỗ có thân mập, đầy và
không có rễ là loại đã được phun thuốc trừ sâu trong quá trình sinh
trưởng để cây phát triển nhanh. Trong thuốc cỏ chứa chất gây ung thư, mà
trong giá đỗ không rễ lại hấp thu chất độc hại này. Vì vậy, loại giá đỗ
không rễ này có thể gây hại cho bạn khi ăn chúng.
Gừng tươi bị dập nát
Khi lựa chọn gừng tươi, bạn nên chọn
loại gừng có màu sáng, bề mặt ngoài nhẵn, không vết xước, không dập nát
biến chất. Vì gừng tươi bị dập nát sẽ rất dễ tạo thành chất safrole.
Safrole là một loại độc tố mạnh. Khi con người ăn vào dễ khiến tế bào
gan trúng độc, tổn hại đến chức năng gan.
Cà chua chưa chín
Ăn cà chua chín rất tốt, giúp làm đẹp da
và được các chị em ưa thích. Tuy nhiên, cà chua chưa chín chứa chất
Solanum nigrum – một loại chất độc. Sau khi ăn phải chất Solanum, người
ăn bị trúng độc sẽ xuất hiện hiện tượng buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt,
chảy nước miếng… Nếu như ăn sống sẽ càng nguy hiểm hơn.
Mộc nhĩ tươi
Chúng ta chỉ nên sử dụng mộc nhĩ khô,
ngâm trong nước nấu lên thì mới đảm bảo sự an toàn cho cơ thể. Vì trong
mộc nhĩ tươi chứa chất Porphyrin . Đây là chất nhạy cảm với ánh sáng.
Sau khi ăn chất này, người ăn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ rất dễ
bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức.
Đỗ dẹt và quả đậu
Đỗ dẹt và quả đậu không nên sử dụng vào
mùa thu. Khi chế biến món ăn từ nguyên liệu này, các bạn nên đun nấu ở
nhiệt độ cao mới có thể ăn để làm phân hủy những độc tố có trong nó. Vì
những loại đỗ này chứa chất clusterin (chất đông máu), khiến máu đông
lại, là một loại protein độc hại.
Quả đậu còn chứa chất hemolysin. Độc tố
trong những loại đỗ này sẽ cao vào mùa thu, nếu chúng ta ăn vào sẽ rất
dễ trúng độc, gây ra các hiện tượng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
Bí ngô già để lâu
Bí ngô già khi để lâu sẽ xảy ra quá
trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Vì bản thân bí ngô đã chứa hàm lượng đường cao.
Hoa hiên tươi
Không nên ăn sống hoa hiên tươi vì nó
chứa chất colchicine – một loại chất độc hại. Do vậy hiên tươi cần phải
xào, nấu, hay phơi khô mới được ăn. Nếu ăn hoa hiên tươi, cơ thể xuất
hiện trạng như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, khát nước, hoặc nặng sẽ bị
hôn mê thì đó là dấu hiệu bị trúng độc colchicines.
Comments[ 0 ]
Post a Comment