Lịch nghỉ lễ mùng 2 tháng 9 năm 2015

8:49 PM |

Đây là câu hỏi không ít người đặt ra bởi các ngày quốc lễ thường rơi vào sát ngày cuối tuần nên thường vô tình trở thành kỳ nghỉ lễ, nếu cộng cả các ngày cuối tuần vào.

Tuy nhiên, theo lịch năm nay, ngày 2/9/2015 rơi vào ngày thứ 4, do vậy, nếu không có gì thay đổi thì cán bộ, công chức, viên chức có thể sẽ được nghỉ một ngày. Các ngày trước và sau dịp lễ vẫn đi làm bình thường.
Dịp nghỉ lễ 2/9/2015, Hà Nội sẽ bắn phao hoa tại 5 điểm. Ảnh minh họa
Dịp nghỉ lễ 2/9/2015, Hà Nội sẽ bắn phao hoa tại 5 điểm. Ảnh minh họa
Chào mừng 70 năm ngày Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
Theo đó, Lễ kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được tổ chức vào buổi sáng 2/9/2015, gồm các hoạt động dâng hương tưởng niệm, mít tinh, diễu binh, diễu hành.
Các hoạt động trong dịp kỷ niệm được tổ chức trong tháng 8 và tháng 9 gồm hội thảo khoa học cấp quốc gia; kỷ niệm 70 năm Quốc dân Đại hội Tân Trào…
Riêng Hà Nội, trong dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9, các hoạt động diễn ra từ ngày 5/8 đến 10/9  như: Biểu diễn văn hóa-nghệ thuật, trình diễn âm thanh, ánh sáng tại khu vực quảng trường Nhà hát Lớn, Tượng đài Lý Thái Tổ, sân vận động quốc gia Mỹ Đình, giải đua xe đạp xung quanh hồ Hoàn Kiếm, triển lãm thành tựu kinh tế, xã hội 70 năm.
Đặc biệt, lần đầu tiên sẽ có lễ hội âm nhạc “Hà Nội mùa thu năm 2015” diễn ra tại 50 điểm trên địa bàn thành phố… Bên cạnh đó, thành phố cũng tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà các tập thể, cá nhân tiêu biểu và các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”…
Một hoạt động được đông đảo người dân mong chờ là chương trình bắn pháo hoa vẫn được duy trì. Năm nay, Hà Nội tiếp tục tổ chức bắn pháo hoa tầm cao tại 5 điểm trên địa bàn.
Tính từ đầu năm 2015 tới nay, cả nước đã có 3 đợt nghỉ lễ, tết tương đối dài. Đó là dịp nghỉ tết Dương lịch năm 2015 (4 ngày); nghỉ tết âm lịchnăm 2015 (9 ngày) và đợt nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 30/4, 1/5(kéo dài 6 ngày).
Cũng theo lịch Nhà nước, dịp tết Dương lịch 2016 người lao động có thể được nghỉ 3 ngày do ngày 1/1/2016 rơi vào ngày thứ 6, nên có thể người lao động sẽ được nghỉ từ thứ 6 đến hết ngày Chủ nhật.
K.N(th)/Báo Gia đình&Xã hội
Read more…

Lưu ý về cách cho con ăn dặm

6:13 PM |

Lưu ý về cách cho con ăn dặm:

Các bậc cha mẹ đều biết việc cho con ăn dặm là cần thiết và quan trọng. Song không phải tất cả đều biết cách cho con ăn dặm thế nào là đúng. Việc cho con ăn dặm đúng cách là rất quan trọng, vì nó sẽ là tiền đề ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ, thói quen ăn uống, sự thích nghi và cả sở thích của bé khi lớn lên.


Lưu ý chung về cách cho con ăn dặm
Khi bé được khoảng từ 5-6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm. Vì lúc này nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng lên, bé bắt đầu phát triển vận động nhiều hơn như: lẫy, trường, bò…
Các mẹ cần tuân thủ theo nguyên tắc: cho con ăn từ loãng tới đặc, và từ ít đến nhiều. Vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ gần như là đã hoàn chỉnh và sẵn sàng để ăn dặm. Nhưng vẫn còn non nớt và chưa từng tiêu hóa gì ngoài sữa mẹ.
Ở những ngày đầu tiên, mẹ nên cho con ăn dặm đơn giản, chỉ cần cho 1 thìa bột ăn liền với khoảng 100ml nước ấm. Khuấy cho bột tan đều với nước, rồi tập đút cho bé ăn từng chút một. Khi thấy bé có hứng thú với việc ăn uống này, bạn bắt đầu tăng dần về  từ loãng, sang loãng đặc hơn 1 chút, loãng sệt và rồi sau này là đặc, cứng dần theo độ tuổi của bé.
Nên cho con ăn dặm với lần lượt từng loại thức ăn trong khoảng 3-4 hôm để  quen dần với loại thức ăn đó. Đồng thời, theo dõi luôn để dễ phát hiện khi bé dị ứng với thức ăn đó. Bạn nên có một cuốn sổ theo dõi, nếu bé bị dị ứng với loại thức ăn nào, hãy ghi lại rõ ràng để tránh lặp lại trong những lần sau.
Dù chỉ ăn dặm, nhưng mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Mỗi bữa ăn của bé cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, bao gồm: nhóm tinh bột (có trong gạo, bột mì, ngô, khoai, sắn…), nhóm đạm (có trong thịt, cá, trứng, sữa…), nhóm chất béo (có trong dầu ăn, bơ, mỡ…) và cuối cùng là nhóm rau củ và trái cây.
Vẫn cho bé bú mẹ như bình thường, vì sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho bé, có khả năng phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng rất tốt. Hơn nữa, ăn dặm về bản chất chỉ là việc bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé khi mà lượng sữa mẹ không còn cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cho bé. Thời gian mẹ cho con bú nên kéo dài đến khoảng tháng thứ 18 hoặc 24  là tốt nhất.
Số bữa ăn và lượng thức ăn sẽ tương ứng với độ tuổi của bé. Ví dụ, với bé 6 đến 8 tháng tuổi, chỉ cần 1 – 2 bữa bột/ngày và 2 bữa nước ép trái cây xen kẽ với bữa bú mẹ.
Khi bé lên 8-9 tháng tuổi, khi trẻ đã quen với bột pha loãng, mẹ có thể cho bé chuyển sang ăn mịn, ăn thô dần (ví dụ cháo nguyễn) và tăng dần về số lượng bữa cũng như thức ăn mỗi bữa, theo tỉ lệ khoảng gấp rưỡu các tháng trước. Lượng calo bé cần ở thời kỳ này khoảng từ 750 tới 1000kcal mỗi ngày.
Read more…

Kiến thức tổng quan về suy thận mạn

6:11 PM |
Suy thận mạn có nghĩa là chức năng thận suy giảm một cách dần dần trong thời gian dài. Thận có vai trò lọc và bài tiết chất thải hòa tan vào nước tiêu. Khi thận suy, một lượng lớn dịch, chất điện giải, chất thải  … bị tích lũy trong cơ thể, gây rối loạn các cơ chế nội sinh của cơ thể.

Triệu chứng suy thận mạn

Trong giai đoạn sớm của bệnh, có một số dấu hiệu chung giúp ta nghi ngờ. Khi những dấu hiệu này xuất hiện với tần số nhiều hơn và mức độ nặng hơn là lúc bạn cần hết sức quan tâm chú ý. Diễn biến này chỉ phát triển thầm lặng, từ từ, không đột ngột, bất ngờ :
  • Buồn nôn, nôn
  • Ăn uống không ngon miệng
  • Mệt mỏi thường xuyên
  • Khó ngủ
  • Lượng nước tiểu bất thường : quá ít hay quá nhiều.
  • Bị chuột rút
  • Sưng bàn chân hay mắt cá.
  • Đau ngực nếu dịch tích tụ quanh màng tim
  • Khó thở nếu dịch tích tụ ở phổi.
  • Khó khăn trong việc tìm ra liệu trình trị cao huyết áp.
Các dấu hiệu trên khá chung chung nên không phải là dấu hiệu đặc trưng cho bệnh suy thận, nghĩa là còn có thề là do nguyên nhân khác. Hơn nữa, tự thân thận có khả năng hoạt động bù trừ khi suy giảm chức năng ở mức nhẹ, do đó các biểu hiện trên chỉ thật sự rõ nét hơn khi diễn tiến bệnh đã nặng hơn.

Yếu tố nguy cơ

Suy thận thường là do tác động biến chứng của một căn bệnh mạn tính nào đó. Một số bệnh sau đây được xem là yếu tố nguy cơ cao của suy thận như :
  • Đái tháo đường type 1 hay type 2
  • Cao huyết áp
  • Viêm cầu thận
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt…
  • Viêm bể thận.

Biến chứng

Thận có ảnh hưởng lên nhiều cơ quan trong cơ thể nên khi thận suy có thể gây biến chứng tại nhiều cơ quan khác, chẳng hạn :
  • Giữ nước : các chi cảm thấy nặng nề, phù và mắt cá sưng, huyết áp tăng cao và nguy cơ phù phổi do dịch tích tụ trong khoang phổi.
814737 Kiến thức tổng quan về suy thận mạn
  • Tăng đột ngột kali máu (do thận bài tiết kém) ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động co bóp của tim, có thể gây các cơn đau thắt ngực.
  • Bệnh tim mạch.
  • Yếu xương, dễ gãy.
  • Thiếu máu
  • Thần kinh : khó tập trung, bị co giật.
  • Hệ miễn dịch kém đi, dễ nhiễm trùng .

Chẩn đoán, điều trị

Khi nghi ngờ suy thận, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các bước sau :
  • Đo huyết áp ( thông thường người suy thận sẽ có huyết áp cao hơn bình thường do lượng dịch trong cơ thể cao).
  • Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sự có mặt của protein niệu.
  • Xét nghiệm máu để xác định nồng độ các chất điện giải.
  • Chụp CT hoặc MRI vùng bụng
  • Chụp X quang hay siêu âm vùng bụng
Các bước chẩn đoán hình ảnh kết hợp với kết quả xét nghiệm sinh hóa giúp khẳng định những bất thường của thận chẳng hạn như tình trạng tắc nghẽn hay khối u làm suy giảm chức năng của thận.
Read more…

Mẹo giảm đau nhức răng tại nhà không cần thuốc

10:18 PM |
Đau nhức răng khiến bạn không những gặp khó khăn trong ăn uống mà nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và công việc của bạn. Ngoài cách đến bác sĩ chuyên khoa, bạn cũng có thể giảm cơn đau tại nhà mà không cần thuốc.
Đau nhức răng là tình trạng gặp phải ở hầu hết chúng ta trong suốt cuộc đời. Đau răng có thể từ mức độ nhẹ cho đến những cơn đau khiến cho bạn không thể chịu đựng nổi. Hầu hết những cơn đau răng là hậu quả của việc răng bị sâu theo kết quả nghiên cứu công bố trên trang MayoClinic.com. Nếu cơn đau răng kéo dài trên 2 ngày, bạn buộc phải đến nha sĩ nhưng nếu ở mức độ nhẹ, bạn cũng có thể tự chữa tại nhà bằng nhữn cách sau:
Bước 1: Đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa còn kẹt trong kẽ răng. Sau đó súc miệng bằng nước muối để kháng khuẩn. Bạn cần giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên cho đến khi gặp nha sĩ.
                     

Đau nhức răng là tình trạng gặp phải ở nhiều người (ảnh minh hoạ)

 Bước 2: Súc miệng bằng nước muối ấm mỗi giờ. Dung dịch nước muối pha theo tỷ lệ 1/2 muỗng cà phê muối ăn với 0,8 lít nước ấm và dùng súc miệng trong 30 giây để nước muối tiếp xúc mọi nơi của khoang miệng.
 Bước 3: Nhúng một cục bông nhỏ vào dầu đinh hương và nhét nó vào vị trí nướu, răng bị sâu. Hoặc bạn có thể chấm một ít dầu đinh hương vào vị trí răng đau và mát xa nhẹ nhàng. Bạn cần lưu ý thay cục bông thường xuyên mỗi giờ để đảm bảo tác dụng. Theo trang MayoClinic.com, loại dầu có tác dụng giảm cơn đau răng tạm thời.
Bước 4:  Các bác sĩ ở bệnh viên trẻ em Lucile Packard khuyến cáo, bạn nên dành 20 phút để sử dụng túi chườm lạnh hoặc nước đá bọc trong khăn ẩm. Đá lạnh có thể làm mát, chống sưng viêm và giảm đau ngay lập tức.
Ngoài ra, các nguyên liệu có sẵn trong gia đình như dầu thực vật, tỏi, chanh, trà xanh cũng có tác dụng chống mảng bám thức ăn thừa, kháng khuẩn tiêu viêm và điều trị sâu răng hiệu quả.
nguồn internet
Read more…

Rau má chữa bệnh gan, bài thuốc ít người biết tới

6:56 PM |
Việt Nam là nước có khí hậu ôn hòa nên lượng thực vật vô cùng phong phú, không chỉ đảm bảo lương thực thì có nhiều loài đem lại rất nhiều lợi ích trong việc chữa bệnh. Nhiều loại cây chúng ta sử dụng làm thực phẩm hàng ngày nhưng không hề biết đến công dụng chữa bệnh của nó. Chúng tôi xin giới thiệu một loại thực vật phổ biến có mặt trong những bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình Việt Nam đó là cây rau má. Loài cây này có có thể trồng được ở bất cứ khí hậu nào trên mọi vùng miền đất nước, đây là cây thuốc chữa bệnh gan hiệu quả.



Tùy từng vùng miền mà rau má được gọi bằng những tên khác nhau như: liên tiền thảo, địa tiền thảo, đại diệp kim tiền thảo, hồ quả thảo, tích tuyết thảo…
Rau má thường được dùng để làm giải khát, mát cơ thể, hạ sốt, làm món ăn hàng ngày… Tuy nhiên, công dụng mà nhiều người không biết đến đó là trị bệnh gan. Rau má có tính mát nên nó giúp giải độc gan vô cùng hiệu quả mà an toàn cho cơ thể. Rau má được sử dụng trong việc chữa bệnh viêm gan mãn: da vàng sạm, lòng bàn tay nóng, đau thường xuyên vùng hạ sườn… Vì vậy uống nước rau má rất tốt cho cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá mức.
Theo y học cổ truyền, rau má không độc, có tính mát, vị hơi đắng. Công dụng làm mát cơ thể, giải độc, lợi tiểu, chống viêm… thường được dùng để chữa bệnh viêm gan hoàng đản, ngứa, rôm sảy, thanh nhiệt, mụn nhọt, bệnh máu cam, sốt… Sau đây là một số cách chế biến rau má để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật:
Cách 1: Dùng 30-40g rau má tươi, 6-12g rau má khô xay nhuyễn hoặc giã nát lấy nước uống thay nước uống hàng ngày. Công dụng: giúp thanh nhiệt, giảm mụn nhọt, rôm sảy, chữa bệnh viêm gan hoàng đản…
Tuy nhiên nếu dùng với lượng nhiều (liều lượng gấp đôi) thì chỉ nên dùng trong khoảng thời gian dưới 10 ngày. Vì nếu lạm dụng công dụng của rau má sẽ khiến cơ thể hạn chế hấp thu các chất khác và có những tác dụng phụ như: đi tiểu nhiều quá gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, biếng ăn… Vì vậy chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải như chỉ dẫn.
Cách 2: Dùng 50g rau má (rửa sạch cả cây bao gồm rễ và lá), 20g râu ngô, sắc với 1000 ml nước sau đó cô lại còn 30 ml, chia đều uống 2 lần/ ngày. Uống liên tục trong 30 ngày, kết quả rất khả quan. Công dụng: giải độc gan, làm mát gan, chữa trị bàn tay nóng, da vàng sạm…
Cách 3: Lấy 150g rau má tươi nấu với 500 ml nước, đun đến khi còn lại 250 ml, pha thêm một chút đường phèn. Chia đều uống 3 lần/ ngày khi đói bụng đem lại hiệu quả rất tốt. Công dụng: chữa bệnh viêm gan virus cấp tính, thanh nhiệt làm mát cơ thể…
Tiến hành nghiên cứu, các nhà nghiên cứu cho thấy dùng rau má điều trị các bệnh gan, bệnh nhiễm khuẩn màng não-tủy rất hiệu quả. Trước đây chúng ta mới chỉ biết đến việc điều trị các bệnh ngoài da đặc biệt là bỏng và trị sẹo.

Xem thêm: Lịch vạn niên, truyện thiếu nhi hay
Theo ThS. Hoàng Khánh Toàn
Read more…

Bí quyết để có giấc ngủ tốt

7:18 PM |

Bí quyết để có giấc ngủ tốt

Những suy nghĩ khi đang tỉnh táo phụ thuộc một phần vào những gì xảy ra trong khi bạn đang ngủ. Hậu quả do thiếu ngủ có thể xảy ra ngay lập tức, chẳng hạn một vụ tai nạn xe hơi hoặc nó có thể gây tổn hại cho bạn theo thời gian. 
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong tư duy và học tập. Mất ngủ làm ảnh hưởng đến sự tỉnh táo, tập trung, suy luận, giải quyết vấn đề. Giấc ngủ có tác dụng củng cố ký ức trong ngày. Nếu không ngủ đủ giấc, bạn sẽ không thể nhớ những gì bạn đã học và ghi nhận hôm đó.
Rối loạn giấc ngủ và mất ngủ kinh niên có thể đặt bạn vào nguy cơ bệnh tim mạch, cao huyết áp, bệnh tiểu đường. Thiếu ngủ ở đàn ông và phụ nữ làm giảm ham muốn tình dục. Những người được chẩn đoán trầm cảm hoặc rối loạn lo âu có nhiều khả năng ngủ ít hơn 6 giờ vào ban đêm. Mất ngủ thường làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh trầm cảm, khó khăn hơn để rơi vào giấc ngủ.
Mất ngủ mãn tính có thể dẫn đến da sậm màu, nếp nhăn, quầng thâm dưới mắt. Khi không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ giải phóng nhiều hormone cortisol. Lượng hormone dư thừa này có thể phá vỡ collagen da - protein giữ làn da mịn màng và đàn hồi. Mất ngủ cũng khiến cơ thể giải phóng quá ít hormone tăng trưởng. Khi chúng ta còn trẻ, hormone này thúc đẩy cơ thể cao lớn. Khi chúng ta già đi, nó giúp tăng khối lượng cơ, dày da lên và tăng cường xương.
Thiếu ngủ được cho là có liên quan đến sự gia tăng cảm giác đói và thèm ăn, và có thể dẫn đến béo phì. Theo một nghiên cứu, những người ngủ ít hơn 6 giờ một ngày có nhiều trở thành bị béo phì hơn những người ngủ 7-9 giờ là 30%.



Giấc ngủ tốt có vai trò quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe về tinh t







1. Giữ một lịch ngủ thường xuyên và cố định
Đồng bộ cơ thể với chu kỳ ngủ - thức (nhịp sinh học) là một trong những chiến lược quan trọng nhất để đạt được giấc ngủ tốt. Giữ một lịch ngủ thường xuyên, đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày sẽ giúp bạn tràn đầy sinh lực hơn. Tính nhất quán là cực kỳ quan trọng.
Nên chọn giờ đi ngủ vào một thời điểm bạn thường cảm thấy mệt mỏi. Cố gắng không phá vỡ thói quen này vào cuối tuần khi mà sáng hôm sau bạn không phải làm việc. Nếu muốn thay đổi giờ ngủ, cần giúp cơ thể điều chỉnh bằng cách thay đổi trong từng bước nhỏ hàng ngày, chẳng hạn như 15 phút trước đó hoặc sau đó mỗi ngày.
Nếu đang ngủ đủ giấc, bạn nên thức dậy một cách tự nhiên mà không cần báo thức. Nếu cần đồng hồ báo thức để thức dậy đúng giờ, bạn có thể phải bù trừ bằng cách đi ngủ sớm. Cũng như giờ đi ngủ, hãy cố gắng duy trì thường xuyên giờ thức dậy, ngay cả vào cuối tuần.
2. Điều chỉnh việc sản xuất hormone melatonin
Melatonin là một hormone tiết ra từ não được kiểm soát bằng cách tiếp xúc với ánh sáng, giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ - thức của bạn. Việc sản xuất melatonin bị ức chế bởi ánh sáng và tăng mức khi trời tối nên melatonin còn được gọi là “hormone của bóng tối”. Não cần phải tiết ra nhiều melatonin hơn vào buổi tối, để làm cho bạn buồn ngủ và ít hơn vào ban ngày khi có nhiều ánh sáng để tỉnh táo làm việc.
Một văn phòng cách xa ánh sáng tự nhiên ban ngày thường làm não tiết ra nhiều melatonin khiến bạn buồn ngủ. Đèn sáng vào ban đêm, ánh sáng từ ti vi hoặc máy tính có thể ngăn chặn sản xuất melatonin, gây khó đi vào giấc ngủ. Có thể điều chỉnh chu kỳ ngủ - thức thông qua việc điều chỉnh hormone melatonin.
Ức chế melatonin ban ngày:
- Tăng cường tiếp xúc ánh sáng trong ngày.
Tháo kính mát vào buổi sáng và để cho ánh sáng tiếp xúc khuôn mặt.
- Dành nhiều thời gian bên ngoài vào ban ngày như làm việc trong ánh sáng mặt trời, tập thể dục bên ngoài, đi bộ với thú cưng...
- Hãy để càng nhiều ánh sáng tự nhiên vào nhà hoặc nơi làm việc càng tốt. Cố gắng di chuyển bàn làm việc tới gần cửa sổ hơn.
Đẩy mạnh sản xuất melatonin vào ban đêm:
- Hãy tắt tivi và máy tính. Nhiều người sử dụng truyền hình để đi vào giấc ngủ hoặc thư giãn vào cuối ngày. Điều này là một sai lầm. 
Tránh đèn sáng trước khi đi ngủ, đèn càng tối càng dễ ngủ.
3. Thư giãn và thoái mái khi ngủ
Thư giãn trước khi đi ngủ sẽ dễ ngủ và giấc ngủ sẽ sâu hơn. Ngủ trong phòng ngủ của chính mình để tạo cảm giác thân quen. Tạo một không gian ngủ thoải mái, giữ phòng mát mẻ.
Sử dụng giường chỉ để ngủ. Tránh đọc sách, xem truyền hình và làm việc trên giường. Hạn chế tiếng ồn.
Thực hành các kỹ thuật thư giãn trước khi ngủ: nghe nhạc êm dịu, đọc một cuốn sách hay tạp chí với ánh sáng nhẹ, tắm nước ấm, thư giãn với một sở thích yêu thích...
4. Ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên
Tránh xa các bữa ăn lớn vào ban đêm. Cố gắng ăn sớm hơn vào buổi tối, tránh các loại thực phẩm giàu nặng trong vòng 2 giờ trước khi ngủ. Không để bụng đói khi đi ngủ nhưng không ăn một bữa ăn lớn và quá no ngay trước khi lên giường.
Hạn chế dùng caffeine trong ngày và không sử dụng sau 14h.
Để hạn chế tiểu đêm, không uống bất kỳ chất lỏng nào quá nhiều trước khi ngủ. Tránh uống rượu trước khi đi ngủ. Nhiều người nghĩ về rượu như một thuốc an thần nhưng nó sẽ làm giấc ngủ không có chất lượng.
Bỏ hút thuốc lá. Nicotine trong thuốc lá là một chất kích thích, làm gián đoạn giấc ngủ.
Dành 45 phút tập thể dục mỗi ngày. Trước khi ngủ có thể đi bộ hoặc vận động thể lực vừa sức để giúp giải toả căng thẳng, máu huyết lưu thông.
5. Kiểm soát sự căng thẳng
Nếu không thể ngăn mình khỏi lo lắng, đặc biệt là về những thứ ngoài tầm kiểm soát, cần phải học cách quản lý suy nghĩ. Ví dụ bạn có thể tìm hiểu để đánh giá lo lắng của bạn xem nó đang thực sự cần thiết hay không và thay thế những nỗi sợ hãi vô lý với những suy nghĩ tích cực hơn. Xử lý căng thẳng một cách hiệu quả và duy trì sự bình tĩnh, triển vọng tích cực, bạn sẽ có thể ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Kỹ thuật thư giãn cho giấc ngủ tốt hơn:
- Nhắm mắt lại và cố gắng hít vào sâu, thở ra chậm.
- Thả lỏng cơ thể và giãn toàn bộ hệ thống cơ bắp. Bắt đầu với các ngón chân, làm theo trình tự đôi chân cho đến đỉnh đầu của bạn.
- Nhắm mắt lại và tưởng tượng một nơi yên tĩnh, thanh bình. 
Bác sĩ Lê Nguyễn Khánh Duy
Read more…