Lời khuyên tốt dành cho sĩ tử mùa thi 2016

7:46 PM |
SKĐS - Bắt đầu bước vào mùa thi, thời tiết tháng 5 sang hè nắng gắt cộng với áp lực bài vở sẽ dễ khiến cho các sĩ tử kiệt sức, căng thẳng.
Bắt đầu bước vào mùa thi, thời tiết tháng 5 sang hè nắng gắt cộng với áp lực bài vở sẽ dễ khiến cho các sĩ tử kiệt sức, căng thẳng. ThS.BS. Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia sẽ đưa ra chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học tốt cho trí não sĩ tử.
Ngủ điều độ
Áp lực bài vở cộng với tâm lý lo lắng sẽ khiến nhiều em nghĩ rằng càng học nhiều càng tốt. Việc thức đêm triền miên, thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc dẫn đến tình trạng não luôn bị kích thích làm việc liên tục, không hiệu quả.
Khi chúng ta thấy mệt và buồn ngủ, đấy là tín hiệu báo bộ não cần nghỉ ngơi ngay lập tức. Tốt nhất nên rời bàn học, chợp mắt khoảng 30 phút rồi học tiếp hoặc đi ngủ luôn nếu đã khuya rồi. Không nên ép bộ não hoạt động quá mức, ngày hôm sau sẽ hoạt động không hiệu quả.
Nên tuân thủ theo nhịp sinh học, đó là ngủ thỏa mãn theo nhu cầu, ngủ càng sớm càng tốt, ngủ sớm sẽ thức dậy sớm. Nếu thiếu ngủ, cơ thể sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, giảm bài tiết hormon tăng trưởng, giảm ăn, ăn mất ngon, chậm tiêu, kéo dài sự kích thích vỏ não dẫn tới suy nhược hệ thần kinh và toàn cơ thể, từ đó sẽ giảm năng suất học tập.
Do vậy, đảm bảo ngủ đủ 6-8 tiếng một ngày, buổi tối nên học bài từ 7 giờ, ngủ trước lúc 23 giờ, sáng dậy sớm lúc 5 giờ học bài (lúc này học rất hiệu quả). Ngủ trưa từ 30 phút - 1 tiếng.

Thực phẩm tốt cho trí não là ưu tiên hàng đầu cho các sĩ tử mùa thi.
Vận động để khỏe hơn trong mùa thi
Hoạt động thể lực tuy không phải là “thức ăn bổ não” nhưng lại hết sức cần thiết vì giúp máu lưu thông tốt, mang ôxy và dưỡng chất tới cho não nhiều hơn nên các em sẽ “sáng trí” hơn khi học tập.
Bộ não của chúng ta chỉ có thể tập trung, hoạt động liên tục trong vòng 45 phút, sau đó nó cần được nghỉ ngơi. Do vậy không phải cứ học liên tục là tốt mà cứ mỗi 45 phút nên nghỉ giải lao khoảng 10 phút. Thời gian nghỉ ngắn này có thể vận động bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi lại, đồng thời hít thở sâu để tăng lưu lượng máu lên não, giúp não thư giãn, nghỉ ngơi.
Ăn uống khoa học
Tuyệt đối các em không được bỏ bữa sáng, điều đó rất nguy hiểm. Sau một đêm dài cơ thể bị bỏ đói, chỉ khi được nạp năng lượng thì đầu óc mới có thể minh mẫn để tập trung ôn luyện.
Sau ăn 30 - 60 phút mới được học, thời gian này tranh thủ nghỉ ngơi, đi dạo nhẹ nhàng, hít thở sâu, theo dõi hơi thở để không nghĩ ngợi cho não thực sự được nghỉ.
Không nên ăn đến khi thấy cảm giác quá no ở các bữa ăn chính, chỉ ăn no khoảng 80%. Nếu bữa nào các em cũng ăn quá no, máu sẽ tập trung về dạ dày và ruột để tiêu hóa lượng thức ăn thừa nên sẽ giảm lượng máu lên não dễ dẫn tới buồn ngủ, do đó khả năng tiếp thu bài vở sẽ giảm.
Gần đến ngày thi, các em không nên ăn các thức ăn lạ khó tiêu hóa hoặc những loại thức ăn đã từng gây rắc rối đối với bản thân trước đây. Nên tránh ăn thức ăn đường phố đến mức thấp nhất vì rất có thể các em sẽ bị ngộ độc.
10 loại thực phẩm tốt cho trí não
Nhu cầu năng lượng của các sĩ tử mùa thi cao gấp nhiều lần so với người lớn bởi các em cần năng lượng để phát triển thể chất và trí não. Trung bình một ngày, bộ não tiêu hao 400 Kcalo chiếm 1/5 năng lượng cơ thể. Vì vậy, thực phẩm tốt cho trí não cần được ưu tiên hàng đầu đối với các sĩ tử mùa thi.10 loại thực phẩm dưới đây rất đơn giản, dễ mua, dễ chế biến giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trí não sĩ tử.
Nước: đừng để đến khi khát mới uống ước. Nước rất tốt cho bộ não bởi 80% bộ não là nước. Vì vậy, mỗi ngày cần uống 2 lít nước. Ngoài ra, thêm những loại rau củ, hoa quả nhiều nước như: dưa chuột, dưa hấu, các loại tảo biển, sâm... Cũng là một cách tăng lượng nước cho cơ thể.
Trứng: quan niệm kiêng trứng vì sợ điểm thi giống quả trứng đã khiến sĩ tử có thể thiếu nhiều chất dinh dưỡng, vì trứng hoặc trứng vịt lộn là món ăn rất giàu protein. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều, mỗi ngày nên ăn một quả vào buổi sáng hoặc bữa phụ buổi chiều, không nên ăn vào buổi tối.
Nấm: là loại thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp chất đạm, chất béo, carbohydrat và vitamin...
Đậu phụ: cung cấp đạm thực vật dễ tiêu, có thể mua và chế biến rất đơn giản.
Các loại hạt: như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, hạt sen... Đây là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng và đạm thực vật rất tốt cho các sĩ tử, đồng thời cũng là món ăn để các bạn bồi dưỡng thêm vào bữa ăn phụ.
Cá: không những là nguồn cung cấp đạm mà còn cung cấp các axit béo (hay còn gọi là omega) có lợi cho hệ tim mạch, thần kinh. Một tuần nên ăn ba bữa cá, ưu tiên các loại cá thu, cá basa, cá trích... Ngoài ra, mùa hè có thể ăn thêm canh cua, ngao hoặc hến là nguồn cung cấp đạm và chất khoáng rất dồi dào.
Các loại rau có màu xanh đậm: có nhiều sắt và vitamin nhóm B rất tốt cho các sĩ tử như rau ngót, rau dền, rau bó xôi.
Các loại quả: Nên ưu tiên các loại quả có màu vàng, đỏ để cung cấp nhiều vitamin A cho mắt. Ít nhất cũng ăn một quả chuối và một quả táo hoặc một cốc nước cam, quýt mỗi ngày để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Sữa chua: Ăn 1 - 2 hộp sữa chua mỗi ngày để cung cấp thêm lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và bảo vệ đường ruột, hệ miễn dịch.
Sữa: Cung cấp nhiều năng lượng, có thể uống một ly sữa cho bữa đêm hoặc các bữa ăn phụ giúp tăng cường năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Dinh dưỡng từ thực phẩm tự nhiên như: sâm, yến, các loại tảo biển...
Thanh Loan (ghi)
Read more…

Ăn chiều chất xơ để sống lâu hơn

7:36 PM |
Bạn có nhận ra điểm chung giữa đậu lăng, rau bina, táo, chà là, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt…là gì? Những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ và nếu dùng hàng ngày giúp sống thọ với một sức khỏe tốt.
Các nhà nghiên cứu của Viện “Westmead Institute for Medical Research”-Úc tiến hành khảo sát 1600 người, độ tuổi trung bình là 49. Những người tham gia không mắc bệnh ung thư, bệnh tim mạch hoặc nhồi máu cơ tim và được theo dõi trong vòng mười năm. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận những ảnh hưởng, tác động của chế độ ăn giàu chất xơ lên các rối loạn liên quan đến tuổi tác. Họ đã quan tâm đến các tiêu chí và các yếu tố nguy cơ khác nhau liên quan đến sự lão hóa như các  khuyết tật, các triệu chứng trầm cảm, rối loạn nhận thức, triệu chứng về hô hấp và các bệnh mãn tính (tiểu đường, cao huyết áp…).

Ảnh minh họa: Internet.
Kết quả cho thấy những người có sức khỏe tốt là những người ăn nhiều chất xơ và ít tiêu thụ các thức uống có gaz và đường. Những người tiêu thụ nhiều chất xơ có 80% cơ hội sống lâu hơn. Họ là những người ít mắc đái đường, cao huyết áp, mất trí nhớ, trầm cảm… Kết quả nghiên cứu được đăng trên Tạp chí “The Journals of Gerontology”.
Ngoài giúp sống thọ, thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng tốt cho đường tiêu hóa, điều chỉnh đường máu và giảm cholessterol xấu.
Những thực phẩm giàu chất xơ như ngô, gạo lứt, đậu đỏ, đậu đen, đậu lăng, lúa mạch, hạnh nhân, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, táo, mâm xôi, đu đủ, bí ngô, chuối, quả bơ, bông cải xanh, bột yến mạch…
Bạn hãy nên bắt đầu ngày mới với bữa điểm tâm sáng giàu chất xơ sẽ giúp tăng cường sức khỏe, duy trì cân nặng hợp lý và điều quan trọng giúp bạn sống lâu sống khỏe mỗi ngày.

Xem thêm: Truyện cười, truyện thiếu nhi, tin sức khỏe
Bs Ái Thủy
(Theo TopSante)
Read more…

Kiến thức tổng quan về suy thận mạn

6:11 PM |
Suy thận mạn có nghĩa là chức năng thận suy giảm một cách dần dần trong thời gian dài. Thận có vai trò lọc và bài tiết chất thải hòa tan vào nước tiêu. Khi thận suy, một lượng lớn dịch, chất điện giải, chất thải  … bị tích lũy trong cơ thể, gây rối loạn các cơ chế nội sinh của cơ thể.

Triệu chứng suy thận mạn

Trong giai đoạn sớm của bệnh, có một số dấu hiệu chung giúp ta nghi ngờ. Khi những dấu hiệu này xuất hiện với tần số nhiều hơn và mức độ nặng hơn là lúc bạn cần hết sức quan tâm chú ý. Diễn biến này chỉ phát triển thầm lặng, từ từ, không đột ngột, bất ngờ :
  • Buồn nôn, nôn
  • Ăn uống không ngon miệng
  • Mệt mỏi thường xuyên
  • Khó ngủ
  • Lượng nước tiểu bất thường : quá ít hay quá nhiều.
  • Bị chuột rút
  • Sưng bàn chân hay mắt cá.
  • Đau ngực nếu dịch tích tụ quanh màng tim
  • Khó thở nếu dịch tích tụ ở phổi.
  • Khó khăn trong việc tìm ra liệu trình trị cao huyết áp.
Các dấu hiệu trên khá chung chung nên không phải là dấu hiệu đặc trưng cho bệnh suy thận, nghĩa là còn có thề là do nguyên nhân khác. Hơn nữa, tự thân thận có khả năng hoạt động bù trừ khi suy giảm chức năng ở mức nhẹ, do đó các biểu hiện trên chỉ thật sự rõ nét hơn khi diễn tiến bệnh đã nặng hơn.

Yếu tố nguy cơ

Suy thận thường là do tác động biến chứng của một căn bệnh mạn tính nào đó. Một số bệnh sau đây được xem là yếu tố nguy cơ cao của suy thận như :
  • Đái tháo đường type 1 hay type 2
  • Cao huyết áp
  • Viêm cầu thận
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt…
  • Viêm bể thận.

Biến chứng

Thận có ảnh hưởng lên nhiều cơ quan trong cơ thể nên khi thận suy có thể gây biến chứng tại nhiều cơ quan khác, chẳng hạn :
  • Giữ nước : các chi cảm thấy nặng nề, phù và mắt cá sưng, huyết áp tăng cao và nguy cơ phù phổi do dịch tích tụ trong khoang phổi.
814737 Kiến thức tổng quan về suy thận mạn
  • Tăng đột ngột kali máu (do thận bài tiết kém) ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động co bóp của tim, có thể gây các cơn đau thắt ngực.
  • Bệnh tim mạch.
  • Yếu xương, dễ gãy.
  • Thiếu máu
  • Thần kinh : khó tập trung, bị co giật.
  • Hệ miễn dịch kém đi, dễ nhiễm trùng .

Chẩn đoán, điều trị

Khi nghi ngờ suy thận, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các bước sau :
  • Đo huyết áp ( thông thường người suy thận sẽ có huyết áp cao hơn bình thường do lượng dịch trong cơ thể cao).
  • Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sự có mặt của protein niệu.
  • Xét nghiệm máu để xác định nồng độ các chất điện giải.
  • Chụp CT hoặc MRI vùng bụng
  • Chụp X quang hay siêu âm vùng bụng
Các bước chẩn đoán hình ảnh kết hợp với kết quả xét nghiệm sinh hóa giúp khẳng định những bất thường của thận chẳng hạn như tình trạng tắc nghẽn hay khối u làm suy giảm chức năng của thận.
Read more…

Thói quen có hại cho Gan

11:57 PM |
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Nếu gan bị bệnh, có thể ví với việc ta kéo một sợi tóc mà làm “kinh động” đến toàn thân. Tuy nhiên, trong thực tế, rất nhiều người lại không hề biết cách bảo vệ gan và phó mặc chúng đối phó với những thói quen sống không có lợi cho sức khỏe.

1.      Thiếu ngủ
Thiếu ngủ ảnh hưởng đến quá trình bài tiết và gây hại cho gan. Vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ 7 đến 8 giờ/ngày.
2.      Nhịn tiểu
Đi tiểu ngay khi thức dậy đóng vai trò quan trọng để loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể suốt đêm. Tuy nhiên nhiều người không coi trọng thói     quen này bởi thế nên làm cho các động tố trong cơ thể tích tụ lại và gây hại cho nhiều cơ quan trong cơ thể trong đó có gan và thận.
3.      Bỏ bữa sáng
Một ngày với nhiều hoạt động diễn ra nên bạn cần thiết phải dự trữ một nguồn năng lượng dồi dào. Ăn sáng đều đặn và lành mạnh sẽ giúp bạn có được nguồn năng lượng tốt và bền, có lợi cho việc hỗ trợ lá gan không bị tổn thương
 4.      Uống nhiều bia rượu
Trong xã hội hiện nay, dường như bia và rượu đã trở thành một “phương tiện” chủ yếu trong giao tiếp xã hội. Bất kể là bàn chuyện làm ăn hay bạn bè tụ tập mà không có rượu bia thì chẳng có “vị” gì cả, thậm chí có người còn lấy việc uống bao nhiêu để đo mối giao tình nông sâu hay ngồi cù cưa với nhau mãi, quyết “không say không về”.
5.      Thích ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ
Dầu ăn không thể thiếu trong cuộc sống, chất béo là một chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể. Nếu hấp thụ những đồ ăn có lượng chất béo vừa đủ có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể, duy trì chức năng sinh lý bình thường của cơ thể, nhưng ăn quá nhiều đồ ăn có chứa nhiều chất béo thì lại là điều cấm kỵ trong cách ăn uống bảo vệ sức khỏe.
6.      Ăn nhiều muối
Lượng muối đưa vào cơ thể ở mức vừa phải sẽ không là “thách thức” với gan và thận. Tuy nhiên, đối với những người có thói quen ăn mặn thì hoạt động của gan, đặc biệt là thận, cần hết sức “dè chừng”.95% lượng muối đưa vào cơ thể đều qua gan và thận “xử lý”. Lượng muối quá nhiều sẽ gây trở ngại cho quá trình đào thải các chất cặn bã dư thừa ra khỏi cơ thể, lâu ngày sẽ làm giảm khả năng hoạt động của gan và thận.
 7.      Hút thuốc
Hút thuốc có hại cho sức khỏe thì ai cũng biết rất rõ. Sự nguy hại đầu tiên do hút thuốc lá là có hàng nghìn chất có hại trong khói thuốc. Sau khi được hít vào phổi, chúng sẽ gây ra những tổn hại với mức độ khác nhau cho các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả gan. Đó là một trong những nguyên nhân nguy hại chủ yếu gây bệnh, gây ung thư.
8.      Căng thẳng, mệt mỏi
Dan gian thường nói “trăm bệnh đều bắt đầu từ bệnh tinh thần”. Những căng thẳng mệt mỏi trong đời sống hàng ngày cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có gan và thận. Khi cơ thể trong trạng thái căng thẳng, mất ngủ, mệt mỏi, áp lực máu tăng cao, lượng máu lưu thông qua gan và thận cũng giảm mạnh, không đủ để duy trì hoạt động bình thường.

Read more…

Gừng những điều cần biết.

6:53 PM |

Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Nhưng nếu ăn gừng tươi bị dập sẽ nhiễm một loại độc tố mạnh gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.





Gừng vừa là gia vị vừa là thuốc. Ngoài việc tạo thêm hương vị cho một số món ăn, gừng có thể giúp ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh.
Chống viêm: Gừng còn có tác dụng chống viêm. Thực tế, nhiều loại thuốc chống viêm thường gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Trong khi đó, ăn gừng lại có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa loét hiệu quả.
Vì gừng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp có chứa thân rễ gừng khô. Một nghiên cứu cho thấy phần lớn người tham gia dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và sưng rõ rệt.
Giảm đau đầu: Nhai một miếng gừng tươi khoảng 30 phút được cho giúp giảm chứng đau đầu và đau nửa đầu.
Giảm cholesterol: Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol. Một nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể giảm rõ rệt nồng độ cholesterol.
Kiểm soát tiểu đường: Các chuyên gia y tế yêu cầu bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng sớm vì nó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Chống stress: Tinh dầu gừng giúp giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng... chóng mặt, bồn chồn và lo lắng.
Chống say xe, ốm nghén: Ăn gừng tươi trước khi đi xe, máy bay... có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng say tàu xe.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng rễ gừng và tinh dầu cũng có hiệu quả chống buồn nôn, say tàu xe và nôn mửa. Trong một số trường hợp còn có thể sử dụng để giảm tình trạng nôn mửa ở phụ nữ mang thai.
Gừng có thể giúp ngăn ngừa nhiều chứng bệnh.
Ngộ độc thực phẩm: Gừng có tính sát trùng nên có thể dùng trong điều trị ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra còn có thể điều trị nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.
Trị rối loạn dạ dày: Củ gừng và tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các trường hợp rối loạn dạ dày. Đây là một trong các biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng cũng được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn.
Kiểm soát tim mạch: Nhiều bác sĩ đông y cho rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa bệnh và giúp tim mạch khỏe hơn, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.
Rối loạn hô hấp: Do củ gừng và tinh dầu gừng tốt cho tiêu đờm, nó cũng có hiệu quả trong các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn và khó thở.
Kinh nguyệt: Gừng giúp hỗ trợ giảm đau, điều trị ra kinh nguyệt không đều.
Bệnh sốt rét: Củ gừng và tinh dầu gừng cũng có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét và sốt vàng da.
Ung thư: Gừng còn được biết đến với công dụng chống ung thư. Do vậy bạn nên bổ sung gừng vào chế độ ăn hàng ngày của mình dưới dạng viên nang hay trà gừng hoặc sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng.
Lưu ý khi dùng gừng:
- Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).
- Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.
- Không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.
- Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.
- Không nên gọt vỏ: Nhiều người gọt vỏ khi ăn gừng mà không biết rằng vỏ gừng cũng có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Vì vậy khi ăn gừng nên rửa sạch sau đó sử dụng theo mục đích.
- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Chắc chắn nhiều người không biết rằng củ gừng tươi sau khi bị dập sẽ sinh ra một loại độc tố mạnh có thể gây hoại tử các tế bào gan, lâu dần sẽ biến thành ung thư gan, ung thư thực quản.
Gừng khó bảo quản, củ gừng làm thực phẩm thì thường thu hoạch non, nhưng nếu để làm thuốc thì phải thu hoạch củ gừng già (có xơ).
Read more…

Cai rượu cho người viêm gan

6:42 PM |
Với nhiều người rượu đã trở thành một thức uống tất yếu trong cuộc sống hằng ngày. Nhiều người biết được sử dụng rượu quá nhiều trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Rượu chính là sát thủ gây ra các bệnh về gan, người mắc bệnh gan nếu tiếp tục uống rượu gan không chỉ bị tàn phá mà chính cơ thể người cũng bị ảnh hưởng. Do đó cai rượu cho người mắc viêm gan là một việc làm cần thiết và rất quan trọng.



Thế nào được gọi là nghiện rượu?

Chứng nghiện rượu có thể bắt đầu ngay khi uống đều đặn một lượng nhỏ rồi nhiều dần lên. Không phải lúc nào người nghiện rượu cũng ở trong trạng thái say sưa. Chứng nghiện rượu diễn tiến một cách tương đối chậm chạp và khó nhận thấy. Những người mang chứng bệnh này thường không ý thức được tính nghiêm trọng của chứng bệnh. Uống quá nhiều rượu là nguyên nhân gây ra các bệnh về gan và nhiều bệnh khác trong cơ thể.

Với những người uống rượu với một lượng lớn trong nhiều năm, họ đều có chung một đặc điểm là không thể sống thiếu  rượu. Nghiện rượu là một bệnh nghiện mãn tính và được liệt chứng nghiện rượu vào loại "rối loạn hành vi và tâm thần do sử dụng các chất tác động tâm thần". Chất gây ra là nghiện rượu, chính xác hơn là êtanol hình thành khi lên men rượu.

Hiện nay Việt Nam được xếp vào nước có số người nghiện rượu lớn. Hằng năm chúng ta tiêu thụ một lượng rượu bia sớm, và ngày càng có xu hướng tăng lên trong những năm tiếp theo. Do đó hạn chế uống rượu cũng như cai rượu cho những người nghiện rượu là một việc làm cấp thiết, nhằm hạn chế số người mắc viêm gan do rượu.

Cai rượu cho người mắc viêm gan-1
Cai rượu là cách bảo vệ gan tốt nhất
Cai rượu cho người mắc viêm gan

Với người nghiện rượu mắc viêm gan, rượu không được từ bỏ một cách đột ngột trong lúc điều trị. Vì trong lúc này có thể xuất hiện những phản ứng rất mạnh hoặc nguy hiểm đến tính mạng nên người bệnh cần được điều trị trong bệnh viện.

Thời gian điều trị trong bệnh viện kéo dài 8-14 ngày. Trong thời gian này người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng như buồn nôn, bị xúc động, rối loạn trong giấc ngủ, bực tức và trầm uất. Nếu như cơ thể đã bị lệ thuộc nhiều vào rượu thì thêm vào đó là run rẩy (nhất là hai tay) và trong những trường hợp rất nặng là co giật và ảo giác. Bên cạnh đó để người nghiện rượu có thể bỏ rượu  để điều trị viêm gan nên cần đến sự giúp đỡ của các bác sĩ tâm lý.

Việc điều trị có thành công hay không thường phụ thuộc vào sức mạnh ý chí của người bệnh nhiều hơn là vào cách thức và thời gian điều trị. Mặc dù vậy, chữa trị chứng nghiện rượu càng sớm thì triển vọng thành công càng nhiều. Nếu bệnh nhân đã nhìn nhận được và có lòng mong muốn cai rượu cao độ thì cơ hội bỏ được rượu rất tốt. Dù sao thì cũng khoảng 50% bệnh nhân cai được rượu lâu dài.

Với người mắc viêm gan do nghiệm rượu, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng lại rượu  cho dù bênh có chữa khỏi đi chăng nữa. Bởi khi người bệnh uống rượu trở lại nguy cơ để tái mắc viêm gan là rất có thể xảy ra.

Read more…

13 lý do nên ăn lựu mỗi ngày

8:35 AM |
1. Chống lão hóa
Lựu chứa lượng lớn các chất chống oxy hóa. Nước ép từ lựu ngon, dễ uống, có tác dụng rất tốt cho da.
2. Bảo vệ thận
Chiết xuất từ lựu ngăn chặn tổn thương thận và bảo vệ thận chống lại các độc tố có hại.
3. Bảo vệ và tái tạo gan
Quả lựu không chỉ bảo vệ gan mà còn giúp phục hồi sau khi gan bị tổn thương.
4. Tăng cường hệ miễn dịch
Lựu và nước ép từ lựu có đầy đủ chất miễn dịch, tăng cường vitamin C. Đây là loại quả cần thiết để bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt trong mùa lạnh.
5. Chống dị ứng
Lựu có chứa hàm lượng cao các chất polyphenol, được chứng minh là giảm quá trình sinh hóa chống lại các bệnh dị ứng.


6. Ngăn ngừa bệnh tim
Loại quả này có khả năng giảm độ dày thành động mạch, giảm việc hình thành mảng bám, và giảm sự oxy hóa cholesterol xấu, vốn là những nhân tố nguy hiểm của bệnh tim.
7. Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt
Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất polyphenol trong nước lựu hoặc chiết xuất từ lựu đều có thể cản trở sự phát triển của các tế bào ung thư và loại bỏ chúng. 
8. Ngăn ngừa ung thư vú, da
Nước ép lựu và các chiết xuất của nó có khả năng điều trị hiệu quả, ngăn ngừa bệnh ung thư vú tiến triển. Nó cũng sẽ làm giảm hai loại chính của ung thư da là ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy.
9. Bảo vệ tính di truyền
Các chất dinh dưỡng và chống oxy hóa của lựu có tác dụng tốt trong việc bảo vệ các vật liệu di truyền của cơ thể.
11. Ổn định huyết áp
Tinh chất từ lựu có thể ngăn ngừa huyết áp tăng, nhất là những người ăn uống nhiều chất béo.
12. Giảm cân
Lựu giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy với insulin, chống viêm nhiễm và nhiều yếu tố khác liên quan đến hội chứng chuyển hóa (những yếu tố liên quan đến bệnh béo phì và là triệu chứng đầu tiên gây ra bệnh tiểu đường). Lựu còn có tác dụng tốt để giảm cân.
13. Giảm viêm xương khớp
Lựu có chứa axit ellagic (loại phenol tự nhiên chống oxy hóa được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau quả) và polyphenol, giảm viêm xương khớp hiệu quả.
Theo VnExpress
Read more…

Những câu hỏi khi mua thuốc

8:50 AM |
Các câu cần hỏi
Để việc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, bệnh nhân cần đặt những câu hỏi sau đây với dược sĩ:

1. Thuốc này gọi là gì?

Cần nhớ rằng mỗi loại thuốc bao giờ cũng có hai tên: tên chung hay tên hóa học và tên biệt dược. Tên biệt dược là tên mà hãng dược phẩm đặt ra với quyền bảo hộ mậu dịch. Còn tên chung là tên của chất làm thuốc. Mỗi hãng dược phẩm lấy tên biệt dược khác nhau nhưng tên chung thì chỉ có một. Chẳng hạn, loại thuốc paracetamol là tên chung. Tuy nhiên, hãng GlaxoSmithKline thì lấy tên là Panadol trong khi McNeil Consumer Healthcare (công ty con của Johnson & Johnson) thì lại lấy tên là Tylenol. Cho nên trên hộp thuốc bao giờ cũng ghi rõ hai tên: tên biệt dược và tên chung.

2. Công dụng của thuốc là gì?

Một số loại thuốc có tác dụng chữa bệnh. Chẳng hạn các loại thuốc kháng sinh. Một số loại thuốc khác thì có tác dụng kiểm soát triệu chứng, chẳng hạn các loại thuốc giảm đau. Cần biết rõ công dụng của thuốc để biết rằng thuốc sẽ làm gì cho sức khỏe bệnh nhân.

3. Tôi sẽ dùng thuốc này như thế nào?

Thời điểm nào trong ngày là tốt nhất để sử dụng loại dược phẩm ấy. Có nhiều loại dược phẩm cần phải dùng chính xác cùng thời điểm cho mọi ngày, thí dụ sáng nay uống thuốc 7 giờ thì sáng mai cũng phải uống lúc 7 giờ.

4. Thuốc này dùng lúc no hay lúc đói?

5. Nếu thuốc dùng đường miệng thì có thể bẻ hay nghiền rồi uống không?

6. Tôi phải làm gì khi quên uống một liều thuốc?

7. Làm sao tôi có thể biết thuốc này có tác dụng hay không? Khi nào thuốc sẽ có tác dụng? Và 
nếu tôi cảm thấy thuốc này không hề có tác dụng thì tôi phải làm gì?
Dùng thuốc cần biết hỏi - 2
Cần hỏi dược sĩ về loại thuốc mà mình sẽ uống (Ảnh minh họa)

8. Tôi phải dùng thuốc này trong bao lâu?

Có nhiều loại thuốc chỉ dùng được trong một thời gian ngắn, có loại phải dùng suốt đời. Nếu biết thời hạn dùng của loại dược phẩm sẽ giúp bạn chuẩn bị nhằm thay đổi lối sống cần thiết để tiếp nhận thuốc. Có nhiều loại thuốc, như kháng sinh thì phải uống cho hết theo liều lượng bác sĩ cho, không nên ngưng nửa chừng cho dù bệnh nhân cảm thấy khỏe hẳn.

9. Trong lúc dùng thuốc này, tôi phải kiêng cữ thực phẩm, thức uống gì hoặc không được dùng chung với những loại thuốc nào và tôi phải tránh những hoạt động nào?

Rất nhiều hoạt động bị ảnh hưởng bởi thuốc, chẳng hạn lái xe, vận hành máy móc, tập thể dục... có thể bị ảnh hưởng do tác động của thuốc. Đã có một số tai nạn giao thông và tai nạn lao động do dược phẩm gây ra.

10. Tác dụng phụ của thuốc này là gì? Tôi phải làm gì khi tác dụng phụ xảy ra? Tác dụng phụ nào thì cần phải đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời?

11. Thuốc này có an toàn cho thai phụ và phụ nữ cho con bú không?

12.Tôi phải bảo quản dược phẩm này như thế nào?
Read more…