Thực phẩm cho đôi mắt khỏe mạnh

6:58 PM |
Muốn đôi mắt khỏe mạnh, bạn nên sử dụng các loại thực phẩm sau:

- Rau xanh, rong biển, hoa quả có màu đỏ có rất nhiều carotenoide mà chủ yếu là betacarotene. Betacarotene chính là tiền chất của vitamin A, loại vitamin quan trọng nhất cho mắt- da- niêm mạc. Riêng rong biển còn có một loại sắc tố là Azexanthine rất cần thiết để chống các tác nhân oxi hóa hủy hoại mô võng mạc và thần kinh.
- Các loại rau có màu xanh đậm như: Quả su su, súp lơ xanh, rau chân vịt… vì chúng chứa đựng hai loại sắc tố Azexanthine và Luteine rất quan trọng để phòng ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể (hai nguyên nhân gây mù hàng đầu cho lứa tuổi trên 60).
- . Trong cá có rất nhiều acid béo omega 3, rất có lợi để phòng ngừa thoái hóa hoàng điểm. Lượng DHA, phospholipid cũng rất dồi dào trong cá. DHA có trong cá có thể cứu cánh cho bệnh nhân bị bệnh võng mạc sắc tố, nó cũng có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các viêm nhiễm dạng tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn.
- Các loài nhuyễn thể, hải sản không những ngon miệng mà còn có nhiều kẽm, selene, đồng… Các yếu tố vi lượng này được coi là những co-enzyme rất cần thiết cho mắt cũng như các mô có nguồn gốc thần kinh khác.
- Trà xanh. Ngoài tác dụng rất tốt với các bệnh tim mạch, đái tháo đường, trà xanh còn có tác dụng tốt trên bệnh nhân viêm bờ mi. Dùng nước chè xanh rửa mặt vừa làm đẹp da lại giảm hẳn những khó chịu của viêm bờ mi gây ra: Ngứa, rát, rụng lông mi...
Read more…

Trung Quốc: 8 tuổi đã bị ung thư phổi

8:48 AM |
Tân Hoa xã ngày 5-11 đưa tin, một cô bé 8 tuổi sống tại phía Đông tỉnh Giang Tô, Trung Quốc được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, trở thành nạn nhân nhỏ tuổi nhất mắc căn bệnh này tại Trung Quốc. Theo Bệnh viện ung thư tỉnh Giang Tô, cô bé đã có thời gian dài hít phải khói bụi do không khí ô nhiễm xung quanh khu vực sinh sống. Ung thư phổi là bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em. Theo Hiệp hội ung thư Mỹ, căn bệnh này chỉ xảy ra ở những người thuộc độ tuổi trung niên và cao tuổi.


Ung thư phổi trở thành căn bệnh phổ biến tại Trung Quốc. Con số này hiện cao gấp 4 lần so với 30 năm trước do không khí ô nhiễm tại các thành phố ở nước này. Tuần trước, nhiều thành phố miền Bắc Trung Quốc đặt trong tình trạng báo động do sương mù dày đặc, khiến các trường học đóng cửa, giao thông hỗn loạn, sân bay ngừng hoạt động. Nồng độ PM2.5 (vật chất dạng hạt bụi nhỏ có đường kính 2,5 micromét) trong không khí ở tại Cáp Nhĩ Tân đạt mức 1.000, cao gấp 40 lần so với tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới.
THANH HẰNG

Read more…

Những câu hỏi khi mua thuốc

8:50 AM |
Các câu cần hỏi
Để việc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, bệnh nhân cần đặt những câu hỏi sau đây với dược sĩ:

1. Thuốc này gọi là gì?

Cần nhớ rằng mỗi loại thuốc bao giờ cũng có hai tên: tên chung hay tên hóa học và tên biệt dược. Tên biệt dược là tên mà hãng dược phẩm đặt ra với quyền bảo hộ mậu dịch. Còn tên chung là tên của chất làm thuốc. Mỗi hãng dược phẩm lấy tên biệt dược khác nhau nhưng tên chung thì chỉ có một. Chẳng hạn, loại thuốc paracetamol là tên chung. Tuy nhiên, hãng GlaxoSmithKline thì lấy tên là Panadol trong khi McNeil Consumer Healthcare (công ty con của Johnson & Johnson) thì lại lấy tên là Tylenol. Cho nên trên hộp thuốc bao giờ cũng ghi rõ hai tên: tên biệt dược và tên chung.

2. Công dụng của thuốc là gì?

Một số loại thuốc có tác dụng chữa bệnh. Chẳng hạn các loại thuốc kháng sinh. Một số loại thuốc khác thì có tác dụng kiểm soát triệu chứng, chẳng hạn các loại thuốc giảm đau. Cần biết rõ công dụng của thuốc để biết rằng thuốc sẽ làm gì cho sức khỏe bệnh nhân.

3. Tôi sẽ dùng thuốc này như thế nào?

Thời điểm nào trong ngày là tốt nhất để sử dụng loại dược phẩm ấy. Có nhiều loại dược phẩm cần phải dùng chính xác cùng thời điểm cho mọi ngày, thí dụ sáng nay uống thuốc 7 giờ thì sáng mai cũng phải uống lúc 7 giờ.

4. Thuốc này dùng lúc no hay lúc đói?

5. Nếu thuốc dùng đường miệng thì có thể bẻ hay nghiền rồi uống không?

6. Tôi phải làm gì khi quên uống một liều thuốc?

7. Làm sao tôi có thể biết thuốc này có tác dụng hay không? Khi nào thuốc sẽ có tác dụng? Và 
nếu tôi cảm thấy thuốc này không hề có tác dụng thì tôi phải làm gì?
Dùng thuốc cần biết hỏi - 2
Cần hỏi dược sĩ về loại thuốc mà mình sẽ uống (Ảnh minh họa)

8. Tôi phải dùng thuốc này trong bao lâu?

Có nhiều loại thuốc chỉ dùng được trong một thời gian ngắn, có loại phải dùng suốt đời. Nếu biết thời hạn dùng của loại dược phẩm sẽ giúp bạn chuẩn bị nhằm thay đổi lối sống cần thiết để tiếp nhận thuốc. Có nhiều loại thuốc, như kháng sinh thì phải uống cho hết theo liều lượng bác sĩ cho, không nên ngưng nửa chừng cho dù bệnh nhân cảm thấy khỏe hẳn.

9. Trong lúc dùng thuốc này, tôi phải kiêng cữ thực phẩm, thức uống gì hoặc không được dùng chung với những loại thuốc nào và tôi phải tránh những hoạt động nào?

Rất nhiều hoạt động bị ảnh hưởng bởi thuốc, chẳng hạn lái xe, vận hành máy móc, tập thể dục... có thể bị ảnh hưởng do tác động của thuốc. Đã có một số tai nạn giao thông và tai nạn lao động do dược phẩm gây ra.

10. Tác dụng phụ của thuốc này là gì? Tôi phải làm gì khi tác dụng phụ xảy ra? Tác dụng phụ nào thì cần phải đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời?

11. Thuốc này có an toàn cho thai phụ và phụ nữ cho con bú không?

12.Tôi phải bảo quản dược phẩm này như thế nào?
Read more…