Lưu ý về cách cho con ăn dặm

6:13 PM |

Lưu ý về cách cho con ăn dặm:

Các bậc cha mẹ đều biết việc cho con ăn dặm là cần thiết và quan trọng. Song không phải tất cả đều biết cách cho con ăn dặm thế nào là đúng. Việc cho con ăn dặm đúng cách là rất quan trọng, vì nó sẽ là tiền đề ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ, thói quen ăn uống, sự thích nghi và cả sở thích của bé khi lớn lên.


Lưu ý chung về cách cho con ăn dặm
Khi bé được khoảng từ 5-6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm. Vì lúc này nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng lên, bé bắt đầu phát triển vận động nhiều hơn như: lẫy, trường, bò…
Các mẹ cần tuân thủ theo nguyên tắc: cho con ăn từ loãng tới đặc, và từ ít đến nhiều. Vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ gần như là đã hoàn chỉnh và sẵn sàng để ăn dặm. Nhưng vẫn còn non nớt và chưa từng tiêu hóa gì ngoài sữa mẹ.
Ở những ngày đầu tiên, mẹ nên cho con ăn dặm đơn giản, chỉ cần cho 1 thìa bột ăn liền với khoảng 100ml nước ấm. Khuấy cho bột tan đều với nước, rồi tập đút cho bé ăn từng chút một. Khi thấy bé có hứng thú với việc ăn uống này, bạn bắt đầu tăng dần về  từ loãng, sang loãng đặc hơn 1 chút, loãng sệt và rồi sau này là đặc, cứng dần theo độ tuổi của bé.
Nên cho con ăn dặm với lần lượt từng loại thức ăn trong khoảng 3-4 hôm để  quen dần với loại thức ăn đó. Đồng thời, theo dõi luôn để dễ phát hiện khi bé dị ứng với thức ăn đó. Bạn nên có một cuốn sổ theo dõi, nếu bé bị dị ứng với loại thức ăn nào, hãy ghi lại rõ ràng để tránh lặp lại trong những lần sau.
Dù chỉ ăn dặm, nhưng mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Mỗi bữa ăn của bé cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, bao gồm: nhóm tinh bột (có trong gạo, bột mì, ngô, khoai, sắn…), nhóm đạm (có trong thịt, cá, trứng, sữa…), nhóm chất béo (có trong dầu ăn, bơ, mỡ…) và cuối cùng là nhóm rau củ và trái cây.
Vẫn cho bé bú mẹ như bình thường, vì sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho bé, có khả năng phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng rất tốt. Hơn nữa, ăn dặm về bản chất chỉ là việc bổ sung thêm dinh dưỡng cho bé khi mà lượng sữa mẹ không còn cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cho bé. Thời gian mẹ cho con bú nên kéo dài đến khoảng tháng thứ 18 hoặc 24  là tốt nhất.
Số bữa ăn và lượng thức ăn sẽ tương ứng với độ tuổi của bé. Ví dụ, với bé 6 đến 8 tháng tuổi, chỉ cần 1 – 2 bữa bột/ngày và 2 bữa nước ép trái cây xen kẽ với bữa bú mẹ.
Khi bé lên 8-9 tháng tuổi, khi trẻ đã quen với bột pha loãng, mẹ có thể cho bé chuyển sang ăn mịn, ăn thô dần (ví dụ cháo nguyễn) và tăng dần về số lượng bữa cũng như thức ăn mỗi bữa, theo tỉ lệ khoảng gấp rưỡu các tháng trước. Lượng calo bé cần ở thời kỳ này khoảng từ 750 tới 1000kcal mỗi ngày.
Read more…

Kiến thức tổng quan về suy thận mạn

6:11 PM |
Suy thận mạn có nghĩa là chức năng thận suy giảm một cách dần dần trong thời gian dài. Thận có vai trò lọc và bài tiết chất thải hòa tan vào nước tiêu. Khi thận suy, một lượng lớn dịch, chất điện giải, chất thải  … bị tích lũy trong cơ thể, gây rối loạn các cơ chế nội sinh của cơ thể.

Triệu chứng suy thận mạn

Trong giai đoạn sớm của bệnh, có một số dấu hiệu chung giúp ta nghi ngờ. Khi những dấu hiệu này xuất hiện với tần số nhiều hơn và mức độ nặng hơn là lúc bạn cần hết sức quan tâm chú ý. Diễn biến này chỉ phát triển thầm lặng, từ từ, không đột ngột, bất ngờ :
  • Buồn nôn, nôn
  • Ăn uống không ngon miệng
  • Mệt mỏi thường xuyên
  • Khó ngủ
  • Lượng nước tiểu bất thường : quá ít hay quá nhiều.
  • Bị chuột rút
  • Sưng bàn chân hay mắt cá.
  • Đau ngực nếu dịch tích tụ quanh màng tim
  • Khó thở nếu dịch tích tụ ở phổi.
  • Khó khăn trong việc tìm ra liệu trình trị cao huyết áp.
Các dấu hiệu trên khá chung chung nên không phải là dấu hiệu đặc trưng cho bệnh suy thận, nghĩa là còn có thề là do nguyên nhân khác. Hơn nữa, tự thân thận có khả năng hoạt động bù trừ khi suy giảm chức năng ở mức nhẹ, do đó các biểu hiện trên chỉ thật sự rõ nét hơn khi diễn tiến bệnh đã nặng hơn.

Yếu tố nguy cơ

Suy thận thường là do tác động biến chứng của một căn bệnh mạn tính nào đó. Một số bệnh sau đây được xem là yếu tố nguy cơ cao của suy thận như :
  • Đái tháo đường type 1 hay type 2
  • Cao huyết áp
  • Viêm cầu thận
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu như sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt…
  • Viêm bể thận.

Biến chứng

Thận có ảnh hưởng lên nhiều cơ quan trong cơ thể nên khi thận suy có thể gây biến chứng tại nhiều cơ quan khác, chẳng hạn :
  • Giữ nước : các chi cảm thấy nặng nề, phù và mắt cá sưng, huyết áp tăng cao và nguy cơ phù phổi do dịch tích tụ trong khoang phổi.
814737 Kiến thức tổng quan về suy thận mạn
  • Tăng đột ngột kali máu (do thận bài tiết kém) ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động co bóp của tim, có thể gây các cơn đau thắt ngực.
  • Bệnh tim mạch.
  • Yếu xương, dễ gãy.
  • Thiếu máu
  • Thần kinh : khó tập trung, bị co giật.
  • Hệ miễn dịch kém đi, dễ nhiễm trùng .

Chẩn đoán, điều trị

Khi nghi ngờ suy thận, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các bước sau :
  • Đo huyết áp ( thông thường người suy thận sẽ có huyết áp cao hơn bình thường do lượng dịch trong cơ thể cao).
  • Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sự có mặt của protein niệu.
  • Xét nghiệm máu để xác định nồng độ các chất điện giải.
  • Chụp CT hoặc MRI vùng bụng
  • Chụp X quang hay siêu âm vùng bụng
Các bước chẩn đoán hình ảnh kết hợp với kết quả xét nghiệm sinh hóa giúp khẳng định những bất thường của thận chẳng hạn như tình trạng tắc nghẽn hay khối u làm suy giảm chức năng của thận.
Read more…

Mẹo giảm đau nhức răng tại nhà không cần thuốc

10:18 PM |
Đau nhức răng khiến bạn không những gặp khó khăn trong ăn uống mà nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và công việc của bạn. Ngoài cách đến bác sĩ chuyên khoa, bạn cũng có thể giảm cơn đau tại nhà mà không cần thuốc.
Đau nhức răng là tình trạng gặp phải ở hầu hết chúng ta trong suốt cuộc đời. Đau răng có thể từ mức độ nhẹ cho đến những cơn đau khiến cho bạn không thể chịu đựng nổi. Hầu hết những cơn đau răng là hậu quả của việc răng bị sâu theo kết quả nghiên cứu công bố trên trang MayoClinic.com. Nếu cơn đau răng kéo dài trên 2 ngày, bạn buộc phải đến nha sĩ nhưng nếu ở mức độ nhẹ, bạn cũng có thể tự chữa tại nhà bằng nhữn cách sau:
Bước 1: Đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa còn kẹt trong kẽ răng. Sau đó súc miệng bằng nước muối để kháng khuẩn. Bạn cần giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên cho đến khi gặp nha sĩ.
                     

Đau nhức răng là tình trạng gặp phải ở nhiều người (ảnh minh hoạ)

 Bước 2: Súc miệng bằng nước muối ấm mỗi giờ. Dung dịch nước muối pha theo tỷ lệ 1/2 muỗng cà phê muối ăn với 0,8 lít nước ấm và dùng súc miệng trong 30 giây để nước muối tiếp xúc mọi nơi của khoang miệng.
 Bước 3: Nhúng một cục bông nhỏ vào dầu đinh hương và nhét nó vào vị trí nướu, răng bị sâu. Hoặc bạn có thể chấm một ít dầu đinh hương vào vị trí răng đau và mát xa nhẹ nhàng. Bạn cần lưu ý thay cục bông thường xuyên mỗi giờ để đảm bảo tác dụng. Theo trang MayoClinic.com, loại dầu có tác dụng giảm cơn đau răng tạm thời.
Bước 4:  Các bác sĩ ở bệnh viên trẻ em Lucile Packard khuyến cáo, bạn nên dành 20 phút để sử dụng túi chườm lạnh hoặc nước đá bọc trong khăn ẩm. Đá lạnh có thể làm mát, chống sưng viêm và giảm đau ngay lập tức.
Ngoài ra, các nguyên liệu có sẵn trong gia đình như dầu thực vật, tỏi, chanh, trà xanh cũng có tác dụng chống mảng bám thức ăn thừa, kháng khuẩn tiêu viêm và điều trị sâu răng hiệu quả.
nguồn internet
Read more…