Ăn rau tốt cho bệnh gan nhiễm mỡ.

10:58 PM |
Ngoài việc dùng thuốc để tác động vào quá trình điều trị bệnh gan nhiễm mỡ thì hiện nay, xu hướng các bác sĩ sử dụng và khuyên bệnh bệnh nhân đó là việc điều tiết chế độ ăn uống và hợp lý để đẩy lùi bệnh gan nhiễm mỡ.
gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ là khi lượng mỡ tích tụ trong gan chiếm quá 5% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ thường kết hợp với các bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, rối loạn lipid máu…
Gan nhiễm mỡ có thể thấy ở bất kỳ những ai có lối sống thiếu vận động và ăn uống bất hợp lý, quá thừa năng lượng. gan nhiễm mỡ ở hầu hết các trường hợp chỉ là một triệu chứng do sự tích lũy mỡ quá nhiều tại gan. Tuy nhiên, 20% gan nhiễm mỡ có thể diễn tiến đến xơ gan.
Bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Để khống chế sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ cũng như phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất thì chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân chiếm vai trò vô cùng quan trọng.
Các bác sĩ chuyên gan Phòng khám 12 Kim Mã cho biết, bệnh nhân bị bệnh gan nhiễm mỡ nên có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng, cụ thể như sau:
- Bệnh nhân nên kiểm soát lượng chất béo ăn vào hàng ngày: loại bỏ hoàn toàn chất béo bão hòa, các loại mỡ động vật, trừ mỡ cá biển, sử dụng chất béo không bão hòa là các loại dầu thực vật như dầu ôliu, đậu lạc, dầu hướng dương, dầu nành… Chất béo tích tụ nhiều trong cơ thể là một nguyên nhân dẫ đến bệnh gan nhiễm mỡ
- Ngoài việc kiểm soát chất béo vào trong cơ thể bệnh nhân cũng nên kiểm soát lượng chất bột vào trong cơ thể, vì lượng chất bột nhiều có thể chuyển hóa thành chất béo trong cơ thể.
Kiểm soát lượng chất bột ăn vào hàng ngày: bệnh nhân nên tránh các loại thực phẩm, đồ uống chứa đường tinh chế, các loại bột ngũ cốc tinh chế. Sự lựa chọn tốt hơn là các loại ngũ cốc giàu chất xơ, các loại đậu, rau quả các loại.
- Bệnh nhân nên kiêng rượu, bia và thuốc lad để kiểm soát tốt nhất sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ.
- Bệnh nhân nên ăn nhiều rau quả có màu để giúp ích cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả
Read more…

Mẹo làm sạch ngao ốc đơn giản tại nhà

8:47 AM |
Các món ăn được chế biến từ hải sản thường được chị em lựa chọn rất nhiều, đặc biệt là dịp cuối tuần khi cả nhà có nhiều thời gian để quây quần bên nhau. Các món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe và đặc biệt là không sợ béo. Tuy nhiên, với ngao, sò, ốc, hến…chị em luôn tốn không ít thời gian sơ chế trước khi đưa vào chế biến. Bởi chúng có khá nhiều sạn, cát và thậm chí là bùn đất, nếu chế biến không khéo khi ăn sẽ bị sạn vừa không đảm bảo vệ sinh lại vừa làm giảm độ ngon của món ăn. Và để bữa ăn được chuẩn bị đơn giản, hiệu quả hơn chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc một vài mẹo làm sạch ngao ốc đơn giản tại nhà.

Cách làm sạch ngao ốc

Cách làm sạch ngao, nghêu, sò

Một bát canh ngao chua vào những ngày hè nóng nực quả thật là một sự lựa chọn rất tuyệt vời trong thực đơn của các bà nội trợ. Từ nguyên liệu chính là ngao các bạn có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon khác nhau như: ngao hấp, ngao xào, canh ngao chua, ngao sốt me…nhưng nếu không sơ chế đúng cách khi chế biến ngao sẽ còn sót lại sạn và làm giảm chất lượng thành phẩm của món ăn.
Cách làm sạch ngao ốc, cach lam sach ngao oc
Một trong những cách đơn giản để rửa ngao thật sạch với muối và ớt. Sau khi mua ngao về chúng ta rửa sạch ngao bằng nước lạnh, sau đó lấy một chậu nước có pha thêm muối trắng, bỏ thêm 2 quả ớt đã được thái nhỏ vào. Tiếp đến bỏ ngao vào dung dịch trên ngâm trong khoảng 1 – 2 tiếng ngao sẽ nhả hết cát và sạn ra. Sau đó rửa lại thật sạch và chế biến. Cách này được dùng tương tự với nghêu và sò.

Cách làm sạch ốc

Ốc: với những con ốc biển thì bạn có thể dễ dàng rửa sạch bằng cách tận dụng nước vo gạo, ngâm ốc vào nước vo gạo trong khoảng 1 -2 tiếng, ốc sẽ nhả hết chất bẩn ra. Sau đó bạn chỉ cần rửa sạch ốc bằng nước lã và chế biến. Các này bạn cũng có thể áp dụng với hến và trai.
Với các loại gốc ở ao hồ, sống trong lớp bùn nên khi bắt ốc lên chúng rất bẩn và có rất nhiều bùn đất bám vào. Lúc này bạn có thể làm sạch ốc bằng cách ngâm ốc vào 1 chậu lớn, sau đó thả một số vật dụng bằng kim loại như dao, dĩa, nĩa vào chậu nước ngâm ốc. Ngâm trong khoảng 2 -3 tiếng, ốc sẽ nhả hết bùn đất ra.
Read more…

Cẩn thận với rau củ có thể gây độc

8:46 AM |
Rau, củ, quả là phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Tuy nhiên, có những loại thực phẩm, nếu không được chế biến đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và gia đình. Dưới đây là những lưu ý cẩn thận với rau củ có thể gây độc cho gia đình mà bạn nên biết.

Những rau củ có thể gây độc

Giá đỗ

Các loại giá đỗ có thân mập, đầy và không có rễ là loại đã được phun thuốc trừ sâu trong quá trình sinh trưởng để cây phát triển nhanh. Trong thuốc cỏ chứa chất gây ung thư, mà trong giá đỗ không rễ lại hấp thu chất độc hại này. Vì vậy, loại giá đỗ không rễ này có thể gây hại cho bạn khi ăn chúng.

Gừng tươi bị dập nát

Khi lựa chọn gừng tươi, bạn nên chọn loại gừng có màu sáng, bề mặt ngoài nhẵn, không vết xước, không dập nát biến chất. Vì gừng tươi bị dập nát sẽ rất dễ tạo thành chất safrole. Safrole là một loại độc tố mạnh. Khi con người ăn vào dễ khiến tế bào gan trúng độc, tổn hại đến chức năng gan.

Cà chua chưa chín

Những rau củ có thể gây độc, nhung rau cu co the gay doc
Ăn cà chua chín rất tốt, giúp làm đẹp da và được các chị em ưa thích. Tuy nhiên, cà chua chưa chín chứa chất Solanum nigrum – một loại chất độc. Sau khi ăn phải chất Solanum, người ăn bị trúng độc sẽ xuất hiện hiện tượng buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, chảy nước miếng… Nếu như ăn sống sẽ càng nguy hiểm hơn.

Mộc nhĩ tươi

Chúng ta chỉ nên sử dụng mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới đảm bảo sự an toàn cho cơ thể. Vì trong mộc nhĩ tươi chứa chất Porphyrin . Đây là chất nhạy cảm với ánh sáng. Sau khi ăn chất này, người ăn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức.

Đỗ dẹt và quả đậu

Đỗ dẹt và quả đậu không nên sử dụng vào mùa thu. Khi chế biến món ăn từ nguyên liệu này, các bạn nên đun nấu ở nhiệt độ cao mới có thể ăn để làm phân hủy những độc tố có trong nó. Vì những loại đỗ này chứa chất clusterin (chất đông máu), khiến máu đông lại, là một loại protein độc hại.
Quả đậu còn chứa chất hemolysin. Độc tố trong những loại đỗ này sẽ cao vào mùa thu, nếu chúng ta ăn vào sẽ rất dễ trúng độc, gây ra các hiện tượng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn

Bí ngô già để lâu

Bí ngô già khi để lâu sẽ xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì bản thân bí ngô đã chứa hàm lượng đường cao.

Hoa hiên tươi

Không nên ăn sống hoa hiên tươi vì nó chứa chất colchicine – một loại chất độc hại. Do vậy hiên tươi cần phải xào, nấu, hay phơi khô mới được ăn. Nếu ăn hoa hiên tươi, cơ thể xuất hiện trạng như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, khát nước, hoặc nặng sẽ bị hôn mê thì đó là dấu hiệu bị trúng độc colchicines.
Read more…

Thực phẩm tốt cho sức khỏe

9:31 AM |
Máu nhiễm mỡ còn được gọi là rối loạn chuyển hóa lipid máu hay mỡ máu cao. Bình thường trong máu có một tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bằng chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid… Nếu các chỉ số này cao hơn mức cho phép thì gọi là máu nhiễm mỡ. Trong đó, cholesterol cao là chỉ số đặc trưng của bệnh.

Trong cuộc sống hiện đại, số người mắc bệnh máu nhiễm mỡ tăng nhanh và có xu hướng trẻ hóa. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn còn thờ ơ với bệnh mà không biết sức khỏe đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Đối với người mỡ máu cao thường phải uống thuốc để hạ mỡ máu và không ăn nhiều chất béo, nhất là mỡ động vật, hạn chế ăn đường và tăng cường vận động… Trong thực tế, một số loại thực phẩm khi ăn vào lại có tác dụng hạ mỡ máu, có khi không cần dùng tới thuốc.

Ăn những thực phẩm này máu bạn sẽ sạch

Giá đỗ


Đỗ xanh là một trong những loại phẩm giảm cholesterol rất tốt, giá trong quá trình lên mầm, vitamin C có thể cao gấp 6,7 lần so với hàm lượng vốn có trong đỗ xanh. Hàm lượng vitamin C có thể thúc đẩy cholesterol bài tiết, ngăn chặn cholesterol tích tụ trong thành động mạch.

Chất xơ trong giá đỗ xanh có thể giúp thanh trừ các chất cặn bã trong cơ thể, còn có thể kết hợp với cholesterol trong cơ thể đồng thời chuyển hóa cholesterol đó thành axit cholic bài trừ ra ngoài cơ thể, từ đó giảm thấp mức cholesterol.

Táo

Táo có tác dụng giảm mỡ hiệu quả, chất pectin phong phú trong táo là một loại chất xơ tan trong nước, có thể kết hợp với acid mật, giống như bọt biển hấp thụ cholesterol dư thừa và giúp tẩy trừ nó ra khỏi cơ thể. Chất pectin còn có thể kết hợp với các chất khác như vitamin C, đường để giảm thấp cholesterol, từ đó tăng cường hiệu quả giảm mỡ máu cho cơ thể.

Lạc
Trong lạc hàm chứa phong phú sterol thực vật, đây là một loại hợp chất stero tồn tại phổ biến ở trong các loại thực phẩm có vỏ cứng như quả óc chó, vừng, hạnh nhân…có tác dụng khống chể cơ thể hấp thụ cholesterol, giảm thấp mức cholesterol trong máu. Ngoài ra, chất choline, lecithin có trong lại làm cho cholesterol của cơ thể phân giải thành chất khác bài tiết ra ngoài.

Bí đao


Nghiên cứu chỉ ra rằng, bí đao không hàm chứa chất béo, hàm lượng natri rất thấp, có tác dụng lợi tiểu bài thấp. Trong bí đao còn có chất axit malonic, có thể hạ mỡ trong máu và khử chất mỡ thừa trong cơ thể.

Nấm hương

Nấm hương có chất dinh dưỡng cực kỳ phong phú, là thức ăn quý trong các món ăn; nó có công năng của nhiều loại thuốc như hạ huyết áp, tiêu mỡ, chống u, chống các chất độc.

Rau diếp
Rau diếp là thức ăn có nhiều xenlulo hạ mỡ trong máu. Bản thân xenlulo không bị hấp thu vào cơ thể mà nó có tác dụng làm cho no bụng, giảm bớt hấp thu thức ăn vào cơ thể và đẩy những rác rưởi trong ruột ra bên ngoài, có tác dụng khử mỡ hạ đường, phòng ngừa chứng u ở ruột. Thường xuyên ăn rau diếp có thể dự phòng cao huyết áp, mỡ cao trong máu.

Mộc nhĩ đen

Mộc nhĩ đen có chứa chất keo giúp cho tràng vị co bóp mạnh hơn, làm cho chất béo ở đường ruột bài tiết ra ngoài, giảm bớt việc hấp thu chất mỡ trong thức ăn, có tác dụng hạ mỡ trong máu, phòng ngừa chứng béo phì.

Biện pháp giảm mỡ máu hiệu quả

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thay đổi chế độ dinh dưỡng là biện pháp phòng ngữa mỡ máu hiệu quả nhất.

- Tránh ăn các thực phẩm giàu chất béo bão hòa, bao gồm thịt, sữa, phô mai, sữa nguyên chất và bơ.

- Hấp thu 25% - 35% lượng calo từ chất béo không bão hòa.

- Ăn ít các loại bơ thực vật, bánh nướng và bánh ngọt càng ít càng tốt.

- Duy trì cân nặng thích hợp

 - Tăng chất xơ hòa tan trong chế độ ăn uống gồm quả bí, táo, khoai tây nướng, quả việt quất, bông cải xanh, cải bắp, cà rốt, súp lơ, cam chanh, chà là, đậu khô, đậu lăng, mận và dâu tây.

- Ăn thêm các loại thực phẩm có chứa stanol và stenol thực vật như mầm, cám lúa mì, đậu phụ, dầu thực vật (bắp, vừng và dầu oliu), quả hạnh để làm giảm cholesterol xấu LDL.

- Chọn thịt gia cầm, sữa và các thực phẩm nạc, ít chất béo hoặc không béo.

- Loại bỏ mỡ trước khi nấu.

- Thay vì chiên thịt hoặc cá thì có thể thay thế bằng nướng, hấp.

- Ăn thêm các loại ngũ cốc và rau xanh để tăng lượng chất xơ, làm giảm cholesterol.

- Kiểm ta thành phần dinh dưỡng trên các nhãn hàng để biết lượng chất béo có trong thực phẩm mà bạn sẽ ăn.
Read more…