Bị mụn có phải do nóng Gan ?

9:14 AM |

Bị mụn có phải do nóng Gan ?Bị nổi mụn trên mặt, trên người có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên và một trong những nguyên nhân ấy là do nóng gan. Vậy tại sao lại bị nóng gan? Làm thế nào để hạn chế tình trạng này? Các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã sẽ giải thích rõ cho bạn.
 
Nguyên nhân gây ra tình trạng nóng gan
 
Ai cũng biết một trong những nhiệm vụ chính của gan là sản xuất mật dùng để tiêu giảm chất độc hại ra khỏi cơ thể và giúp tiêu hóa. Do vậy gan khỏe mạnh cũng góp phần cho việc có một làn da đẹp, mịn màng hơn. Khi gan bị nóng thì chức năng gan hoạt động không hiệu quả, quá trình thải độc cũng gặp khó khăn nên dẫn tới tình trạng da bị xấu đi, thậm chí là bị nổi mụn.
 
Nguyên nhân gây nóng gan có rất nhiều, có thể là do uống nhiều rượu, bia hoặc ăn quá nhiều các chất béo, ngọt, cay… Phần lớn rượu, bia và các chất đó được chuyển hóa ở gan. Do đó, nếu uống rượu hoặc ăn các chất béo, ngọt và cay với số lượng quá nhiều, gan sẽ không kịp sản xuất đủ số lượng men để chuyển hóa các chất đó. Hậu quả là các chất này sẽ bị ứ lại trong cơ thể và gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng, trong đó gan là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất, gây ra hiện tượng nóng gan.
 
Bị mụn có phải do nóng Gan ?
 
Rượu - thủ phạm gây ra bệnh nóng gan
 
Uống thuốc bổ gan để điều trị bệnh nóng gan?
 
Việc sử dụng các loại thuốc mát gan giải độc, ở chừng mực nào đó có thể góp phần làm hạn chế sự nóng gan, từ đó giúp da khỏe mạnh hơn, tuy nhiên không thể dùng để điều trị khi da bị mụn. Để điều trị bệnh nóng gan, người bệnh phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp điều trị bệnh hợp lý.
 
Theo khuyến cáo của các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã, bất cứ một loại thuốc gì, cho dù là thuốc bổ hay các loại thảo dược đi nữa cũng cần được sử dụng với một liều lượng hợp lý, ngay cả các lọai thuốc bổ, mát gan cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng bất cứ một loại thuốc nào bởi nó có thể làm cho bệnh tình thêm nặng hơn, người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để nhận được lời tư vấn cụ thể và chính xác.
Read more…

Bệnh sán lá gan có nguy hiểm không ?

9:11 AM |

Sán lá gan là căn bệnh gặp khá phổ biến ở nước ta hiện nay nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này. Sán lá gan có trong các loại rau sống trong nước (cải xoong, ngổ, rau cần, ngó sen)… chúng xâm nhập vào dạ dày, màng ruột, vào gan rồi sau đó định hình ở ống mật. Nếu người bệnh không biết và có biện pháp chữa trị kịp thời thì bệnh có thể gây tổn thương biểu mô đường mật, tắc mật, viêm và xơ hoá đường mật thứ phát, có thể gây ung thư biểu mô đường mật.
 
Con đường xâm nhập của sán lá gan
 
Khi người ăn sống rau mọc dưới nước hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng sán, ấu trùng sán vào dạ dày, xuống tá tràng, tự tách vỏ và xuyên qua thành tá tràng vào khoang phúc mạc đến gan, đục thủng bao gan và xâm nhập vào nhu mô gan gây tổn thương gan.
 
Sau giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan từ 2-3 tháng, sán xâm nhập vào đường mật trưởng thành và đẻ trứng. Tại đây sán trưởng thành có thể ký sinh và gây bệnh trong nhiều năm (có thể tới 10 năm) nếu không được phát hiện và điều trị. Tại đường mật: sán gây tổn thương biểu mô đường mật, tắc mật, viêm và xơ hoá đường mật thứ phát, có thể gây ung thư biểu mô đường mật.
 
Biểu hiện bệnh sán lá gan
 
Sau khoảng 6 - 12 tuần khi sán lá gan xâm nhập, người bệnh có biểu hiện hay gặp nhất là: đau bụng, sốt cơn, sút cân, nổi mề đay, ho, khó thở, đau ngực, rối loạn đại tiện, chán ăn và buồn nôn. Có khi đau khắp bụng nhưng thường khu trú ở vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị nên dễ nhầm với các bệnh về gan mật hoặc dạ dày. Khi sán lá gan đã khu trú lâu trong cơ thể, gây áp xe có mủ, hủy hoại dần bộ phận gan. Bệnh có thể dẫn đến tử vong do vỡ bao gan, xuất huyết hoặc sốc nhiễm trùng vì viêm phúc mạc…
 
Bệnh sán lá gan có nguy hiểm không ?
 
Bệnh nhân nhiễm sán lá gan thường bị đau bụng
 
Người bệnh nên làm gì?
 
Các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã cho biết: Bệnh này rất khó chẩn đoán (kể cả dưới hình ảnh siêu âm hay chụp cắt lớp vi tính gan) dễ dẫn đến xử lý không đúng nguyên nhân gây bệnh. Bởi khi ấu trùng xuyên qua các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, các tổn thương có thể gây triệu chứng không rõ rệt.
 
Vì vậy, các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã khuyến cáo: Khi thấy có các triệu chứng trên, người bệnh cần đi xét nghiệm và chẩn đoán sán lá gan. Các xét nghiệm bệnh sán lá gan thường không tốn kém và thời gian xét nghiệm nhanh (24h) nên có thể làm sớm, tránh xảy ra trường hợp nhầm lẫn với các bệnh lý về gan, đặc biệt ung thư gan. Tốt nhất người bệnh nên đến các bệnh viện lớn hoặc các phòng khám chuyên khoa gan có uy tín để được kiểm tra và đưa ra các phương pháp điều trị chính xác, phù hợp.
Read more…

Rượu ảnh hưởng tới Gan thế nào ?

9:08 AM |

Rượu ảnh hưởng tới Gan thế nào ? 1Trong số chúng ta ai cũng biết, rượu chẳng những gây hại cho bản thân, mà rượu còn gây tổn hại về nhiều mặt vật chất, tình cảm với mọi người xung quanh. Ngày nay các nhà khoa học đã tìm ra nhiều bằng chứng chứng minh tác hại của rượu sẽ gây tổn hại đến nhiều cơ quan trong cơ thể con người từ hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ nội tiết, đặc biệt là hệ tiêu hóa gan mật.

Uống rượu nhiều trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng như thế nào tới gan cũng như sức khỏe của người bệnh? Các bác sĩ ở phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã sẽ tư vấn vè giải đáp về vấn đề này.

Rượu là gì ?

Rượu là một loại thức uống có chứa cồn được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau như: bia, nước giải khát có ga, rượu đế, rựơu nếp than, rượu thuốc, các loại rượu đóng chai trong và ngoài nước…

Về mặt khoa học rượu là một dung dịch gồm nước và cồn (trong đó cồn chiếm từ 1% đến 50% tính theo thể tích, vì vậy được gọi là rượu từ 10 đến 500 ), ngoài các thành phần chính trên rượu còn chứa một lượng nhỏ các chất riêng biệt của mỗi nhà sản xuất nhằm tạo nên mỗi loại rượu một màu sắc, một hương vị đặc thù riêng. Như vậy thành phần chính và cũng là tác nhân chính gây ra hậu quả tai hại của rượu là cồn Ethylic.

Sau khi uống rượu vào cơ thể, sẽ có hai hiện tượng sinh lý cùng xảy ra trong cơ thể, đó là sự hấp thụ rượu nhanh chóng vào cơ thể và sự nỗ lực của cơ thể để đào thải rượu ra bên ngoài.

Rượu được hấp thu vào cơ thể

Mức độ hấp thu rượu vào cơ thể tùy thuộc vào từng loại rượu, nồng độ rượu, lượng thức ăn trong dạ dày, thể trạng người uống…

Rượu được hấp thu trực tiếp vào máu mà không cần phải thông qua quá trình tiêu hóa như các loại thức ăn khác. Sự hấp thu này xảy ra một phần nhỏ (20%) ở dạ dày và phần lớn là ở ruột non. Tốc độ hấp thu của rượu vào máu sẽ chậm hơn nếu dạ dày có thức ăn, hoặc dạ dày hoàn toàn rổng. Ngược lại nếu rượu được uống cùng lúc hoặc xen kẽ với các loại thức uống có ga như sodo, coca… tốc độ hấp thu rượu vào máu sẽ gia tăng và làm người uống sẽ mau say hơn. Sau khi được hấp thu, rượu vào máu và phân tán đến khắp các mô tế bào và các cơ quan trong cơ thể.
Rượu ảnh hưởng tới Gan thế nào ?
Không uống rượu chính là cách để bảo vệ gan

Tác hại của rượu tới gan

Cơ thể sẽ bắt đầu hoạt động đào thải rượu ra ngoài cơ thể ngay khi được hấp thu vào máu. Một phần nhỏ được thải ra qua các đường: tuyến mồ hôi, nước tiểu, hơi thở (làm cho hơi thở người uống nồng nặc mùi rượu). Phần lớn số lượng rượu còn lại (khoảng 90% hay nhiều hơn) sẽ được chuyển hóa ở gan để thành những chất không độc đào thải ra ngoài cơ thể. Đây chính là khả năng: chuyển hóa giải độc rượu của gan.

Tuy nhiên, khả năng chuyển hóa giải độc rượu này chỉ được thực hiện khi có sự hiện diện của một loại men xúc tác tên là NICOTINTAMID – ADENIN – DINUCLEOTID (viết tắt là NAD). Loại men NAD này do gan sản xuất với số lượng hạn chế chỉ đủ cho việc chuyển hóa một lượng rượu vừa phải trong một thời gian ngắn. Do vậy, nếu người uống rượu với số lượng quá nhiều, bị quá chén, thì gan không kịp sản xuất đủ số lượng men để chuyển hóa giải độc rượu nữa. Khi đó rượu sẽ bị ứ lại trong cơ thể và gây độc cho nhiều cơ quan nội tạng trong cơ thể, đặc biệt là gan là cơ quan bị ảnh hưởng tác hại nặng nề nhất dẫn tới tình trạng gan bị viêm.

Ngoài ra, viêm gan do rượu vẫn tiếp tục uống nhiều rượu còn làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh gan. Càng uống nhiều rượu và càng uống lâu dài thì càng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trên gan.

Đầy hơi, khó tiêu có thể được coi là  một dấu hiệu cho thấy cơ thể đã phải tiếp nhận một lượng rượu lớn. Chứng đầy hơi khó tiêu rất thường gặp nhưng lại không được quan tâm đúng mức mặc dù nó có thể ảnh hưởng không ít đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc của mọi người. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp khác đầy hơi, khó tiêu lại là biểu hiện của những tổn thương thực thể của các bệnh lý gan giai đoạn đầu nếu cứ coi thường, bỏ qua, không khám và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
Read more…