Sau khi sinh mổ ăn gì?

8:55 AM |

Sinh mổ ăn gì – Đây là tâm lý chung của nhiều bà mẹ sau khi sinh mổ: không biết nên ăn uống như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con.

Sau khi sinh nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng rất cao, cao hơn khi đang mang thai, cơ thể sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng qua bữa ăn hằng ngày để tăng tiết sữa mẹ về số lượng cũng như chất lượng, đồng thời giúp bà mẹ sớm hồi phục sức khỏe sau sinh, đặc biệt đối với các bà mẹ sinh mổ, dinh dưỡng tốt sẽ giúp vết mổ mau lành.
Sinh mổ ăn gì1
Sau khi sinh mổ ăn gì?

Sau khi sinh mổ các bà mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm như:
Thịt heo, thịt bò, thịt gà, cá, trứng… đây là những thực phẩm giàu đạm và sắt, giúp mau lành vết mổ và phòng chống thiếu máu, thiếu sắt.
Sinh mổ ăn gì 2
Sản phụ nên ăn nhiều thực phẩm giàu đạm và sắt
Rau xanh và trái cây chín chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng, nhiều chất xơ giúp phòng chống táo bón
Uống sữa và các sản phẩm của sữa như: yaourt, phômai… giúp răng, xương của hai mẹ con chắc khỏe hơn.
Uống nhiều nước như: nước chín, nước canh…
Tuy nhiên, cũng cần hạn chế một số thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe:
Thực phẩm có tính kích thích như: hành, tỏi, ớt, rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
Thực phẩm gây dị ứng (tùy cơ địa mỗi người).
Nếu chị sinh mổ có kèm thêm một số bệnh lý khác như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý ở gan, thận… nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết hơn.


Chị Nguyễn Ánh Nguyệt, ở xã Lê Lợi, Thường Tín, Hà Nội vừa sinh con đầu lòng bằng phương pháp sinh mổ do thai to. Mới sinh chưa được một tháng, ai đến thăm chị cũng thở vắn than dài và nhờ người thân quen "can thiệp" giúp bởi theo chị thì chế độ ăn của mình đang "hà khắc"; cái muốn ăn thì không được ăn, cái không muốn ăn lại bị ăn suốt ngày.



Sau khi sinh mổ ăn gì?

Theo BS Phó Đức Nhuận, nguyên Trưởng khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ sản T.Ư, với các bà mẹ khi có thai cũng như sau khi đẻ, kể cả sau khi mổ đẻ, việc ăn uống hằng ngày không phải chỉ cho riêng bản thân mình mà còn để cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho thai (khi còn trong bụng mẹ) và sơ sinh (sau khi đẻ hoặc mổ).
Vì thế, người ta thường nhắc "việc ăn uống của bà mẹ lúc này là cho 2 người" để lưu ý bà mẹ và gia đình quan tâm hơn, giúp bà mẹ ăn nhiều hơn cả về lượng cũng như về chất so với lúc không có thai. Tuy nhiên đừng hiểu nhầm là phải "ăn bằng hai người", mức ăn chỉ nên tăng hơn trước 25%.

Để đảm bảo việc phát triển bình thường của bà mẹ cũng như của thai nhi, ngoài số lượng cơm và thức ăn tăng lên cần lưu ý ăn đủ các chất như đạm, bột đường, mỡ cụ thể là thịt, cá, cua, ốc, trứng, sữa, dầu, các loại rau quả tươi...
Tất cả các loại thực phẩm bà mẹ thích ăn lúc không có thai đều có thể ăn được lúc mang thai và sau đẻ (kể cả mổ đẻ), chỉ có điều cần chọn thực phẩm tươi, ngon, không ăn các thức ăn để lâu, đã bị ôi thiu.
Phụ nữ sau sinh nên ăn uống đa dạng để đảm bảo dinh dưỡng.  
 
 Sau khi sinh mổ ăn gì?

Quan niệm cho rằng, sau mổ ăn cơm nếp vết mổ sẽ sưng nề, ăn rau muống sẹo mổ sẽ lồi, kiêng thịt gà, bún hoặc rau cải... đều không có cơ sở khoa học.
Nếu cần kiêng thì kiêng các gia vị kích thích mạnh như ớt, hạt tiêu, dấm, các đồ uống có hơi (ga).
Trường hợp vì một lý do nào đó bà mẹ không thể ăn nhiều hơn lúc bình thường, nên cố gắng thay đổi món ăn, thay cách chế biến để ăn cho ngon miệng, ăn tăng số bữa và tăng cường nghỉ ngơi để bớt tiêu hao năng lượng do hoạt động. Bên cạnh chế độ ăn, bà mẹ cần quan tâm đến việc uống đủ nước, đảm bảo mỗi ngày uống từ 1 - 1,5 lít nước, tốt nhất là nước lọc.
Read more…