Cướp dâu đám cưới

6:49 PM |
Cướp dâu đám cưới

Ngày 13/11, anh Phan Hữu S. (Can Lộc – Hà Tĩnh) được sự đồng ý của 2 gia đình đã tổ chức đám cưới với chị Đào Thị Q. (Thạch Đồng – Hà Tĩnh) tại nhà mình tại xóm Hồng Vinh.
Đúng 11h30, gia đình rước dâu về trong sự hân hoan của dòng họ và bà con làng xóm. Kết thúc phần văn nghệ, cả họ đang liên hoan vui vẻ, mọi người đang sôi nổi chúc tụng thì bỗng có người hô thất thanh: “Cô dâu đã bị bắt cóc”.
Chú rể '3 lần đò' nói về vụ cướp dâu hy hữu 1
Ngôi nhà nơi xảy ra câu chuyện hy hữu.
Ai nấy bỏ mâm đứng cả dậy ùa ra thì thấy chiếc taxi BKS 38A - 040.. đã lăn bánh đi mất, anh S. cùng một số bạn bè lên xe truy đuổi nhưng không kịp, gọi điện thoại thì cô dâu tắt máy.
Nhớ lại ngày hôm đó, bà cụ Thống (mẹ anh Phan Hữu S.) chia sẻ: “Thực sự tới bây giờ tui vẫn không hiểu chuyện gì đã xảy ra nữa. Buổi trưa hôm đó, khi mọi người vẫn vui vẻ trong tiệc cưới thì nghe tiếng ồn ào ngoài cửa ngõ.
Rồi nghe mấy người bảo là cô dâu bị bắt cóc. Một số thanh niên trong làng có đuổi theo chiếc xe taxi (người lái taxi tên Thái – là người trong làng) ra tới cầu Già (Can Lộc) thì không thấy tung tích gì nữa”.
Sau khi sự việc xảy ra, bên phía họ nhà trai có cho người qua nhà gái (Thạch Đồng, TP Hà Tĩnh) để nói chuyện. Thế nhưng, đáp lại tấm chân tình từ nhà trai, người chị gái cô dâu là Đào Thị T. nhất quyết không chịu tiếp. Không còn cách nào khác, chúng tôi phải trở về nhà” - bà Thống kể tiếp.
Nói về anh Phan Hữu S., mẹ anh cho hay, anh sinh năm 1980, đã từng có 2 đời vợ. Người vợ đầu chung sống được khoảng 5 tháng thì bỏ đi. Sau đó, S. lấy người vợ thứ 2 nhưng cũng chỉ được khoảng 3 tháng rồi cũng bỏ nhà đi không lý do.
Tiếp tục trầm ngâm, bà Thống nói: “Còn lần này, S. và Q. đã quen nhau được khoảng hơn 1 năm, khi biết chúng có ý định đến với nhau, cả hai gia đình đều không ai phản đối, để chúng tự do tìm hiểu. Mọi thủ tục pháp lý chúng tôi cũng thực hiện đầy đủ, có xã chứng nhận rõ ràng.
Thế mà, đúng vào ngày vui nhất lại xảy ra sự việc đáng tiếc đó. Tui sống trên đời hơn 70 năm rồi, chưa khi nào xảy ra chuyện tương tự như thế, thật xót xa, nhà tui tuy nghèo nhưng đối xử với dâu con nào có tệ”.
Sự thật đằng sau
Bà Tứ (61 tuổi, hàng xóm của nhà bà Thống) cho hay: “Sự việc xảy ra nhanh lắm, nhiều người trong đám cưới còn không hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa. chỉ khi thấy đám thanh niên lên xe đuổi theo thì mới vỡ lẽ.
Sau hai “lần đò” dang dở, khi hay tin S. lấy vợ thì mọi người trong thôn ai cũng mừng cho cháu. Thằng S. tính vốn hiền lành, chăm chỉ, suốt ngày chỉ lo làm ăn, ấy thế mà số nó lại lận đận”.
Chú rể '3 lần đò' nói về vụ cướp dâu hy hữu 2
Anh S. và chị Q. hạnh phúc bên nhau
Bà Tứ cho biết thêm: “Nghe đâu là bên nhà gái chưa biết chuyện S. đã 2 lần đò, đến hôm đám cưới thì mới lộ ra, cái Q. nó quyết tâm lấy thằng S. nên không nói thì phải, thế nên mới thành chuyện”.
Còn anh Phan Hữu S., sau khi sự việc xảy đến cũng rất sốc, mất bình tĩnh. Tuy nhiên, tình yêu đã tìm ra con đường đi cho anh. Quyết định bỏ lại đằng sau những gì đã qua để bắt đầu cuộc hôn nhân mà anh đang nắm giữ.
Anh S. cho biết: “Lúc nào rảnh anh sẽ nói chuyện với chú như 2 người bạn, để có thể chia sẽ những chuyện này, còn lúc này anh muốn mọi việc đi vào quỹ đạo của nó, đừng đào sâu vết thương để rồi gia đình anh không chữa trị được, lại khổ cho cả nhà”.
Hiện tại, chị Đào Thị Q. đã về đoàn tụ với anh S. và hiện đang làm việc ở TP. Hà Tĩnh. Vì đường xa nên hai vợ chồng thuê nhà ở đó, cuối tuần hoặc được nghỉ nhiều ngày mới về thăm bà Thống.
 
Theo Vietnamnet
Read more…

Trung Quốc: 8 tuổi đã bị ung thư phổi

8:48 AM |
Tân Hoa xã ngày 5-11 đưa tin, một cô bé 8 tuổi sống tại phía Đông tỉnh Giang Tô, Trung Quốc được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, trở thành nạn nhân nhỏ tuổi nhất mắc căn bệnh này tại Trung Quốc. Theo Bệnh viện ung thư tỉnh Giang Tô, cô bé đã có thời gian dài hít phải khói bụi do không khí ô nhiễm xung quanh khu vực sinh sống. Ung thư phổi là bệnh rất hiếm gặp ở trẻ em. Theo Hiệp hội ung thư Mỹ, căn bệnh này chỉ xảy ra ở những người thuộc độ tuổi trung niên và cao tuổi.


Ung thư phổi trở thành căn bệnh phổ biến tại Trung Quốc. Con số này hiện cao gấp 4 lần so với 30 năm trước do không khí ô nhiễm tại các thành phố ở nước này. Tuần trước, nhiều thành phố miền Bắc Trung Quốc đặt trong tình trạng báo động do sương mù dày đặc, khiến các trường học đóng cửa, giao thông hỗn loạn, sân bay ngừng hoạt động. Nồng độ PM2.5 (vật chất dạng hạt bụi nhỏ có đường kính 2,5 micromét) trong không khí ở tại Cáp Nhĩ Tân đạt mức 1.000, cao gấp 40 lần so với tiêu chuẩn của Tổ chức y tế thế giới.
THANH HẰNG

Read more…

13 lý do nên ăn lựu mỗi ngày

8:35 AM |
1. Chống lão hóa
Lựu chứa lượng lớn các chất chống oxy hóa. Nước ép từ lựu ngon, dễ uống, có tác dụng rất tốt cho da.
2. Bảo vệ thận
Chiết xuất từ lựu ngăn chặn tổn thương thận và bảo vệ thận chống lại các độc tố có hại.
3. Bảo vệ và tái tạo gan
Quả lựu không chỉ bảo vệ gan mà còn giúp phục hồi sau khi gan bị tổn thương.
4. Tăng cường hệ miễn dịch
Lựu và nước ép từ lựu có đầy đủ chất miễn dịch, tăng cường vitamin C. Đây là loại quả cần thiết để bổ sung chất dinh dưỡng, đặc biệt trong mùa lạnh.
5. Chống dị ứng
Lựu có chứa hàm lượng cao các chất polyphenol, được chứng minh là giảm quá trình sinh hóa chống lại các bệnh dị ứng.


6. Ngăn ngừa bệnh tim
Loại quả này có khả năng giảm độ dày thành động mạch, giảm việc hình thành mảng bám, và giảm sự oxy hóa cholesterol xấu, vốn là những nhân tố nguy hiểm của bệnh tim.
7. Ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt
Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất polyphenol trong nước lựu hoặc chiết xuất từ lựu đều có thể cản trở sự phát triển của các tế bào ung thư và loại bỏ chúng. 
8. Ngăn ngừa ung thư vú, da
Nước ép lựu và các chiết xuất của nó có khả năng điều trị hiệu quả, ngăn ngừa bệnh ung thư vú tiến triển. Nó cũng sẽ làm giảm hai loại chính của ung thư da là ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư biểu mô tế bào vảy.
9. Bảo vệ tính di truyền
Các chất dinh dưỡng và chống oxy hóa của lựu có tác dụng tốt trong việc bảo vệ các vật liệu di truyền của cơ thể.
11. Ổn định huyết áp
Tinh chất từ lựu có thể ngăn ngừa huyết áp tăng, nhất là những người ăn uống nhiều chất béo.
12. Giảm cân
Lựu giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, cải thiện độ nhạy với insulin, chống viêm nhiễm và nhiều yếu tố khác liên quan đến hội chứng chuyển hóa (những yếu tố liên quan đến bệnh béo phì và là triệu chứng đầu tiên gây ra bệnh tiểu đường). Lựu còn có tác dụng tốt để giảm cân.
13. Giảm viêm xương khớp
Lựu có chứa axit ellagic (loại phenol tự nhiên chống oxy hóa được tìm thấy trong nhiều loại trái cây, rau quả) và polyphenol, giảm viêm xương khớp hiệu quả.
Theo VnExpress
Read more…

Những câu hỏi khi mua thuốc

8:50 AM |
Các câu cần hỏi
Để việc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, bệnh nhân cần đặt những câu hỏi sau đây với dược sĩ:

1. Thuốc này gọi là gì?

Cần nhớ rằng mỗi loại thuốc bao giờ cũng có hai tên: tên chung hay tên hóa học và tên biệt dược. Tên biệt dược là tên mà hãng dược phẩm đặt ra với quyền bảo hộ mậu dịch. Còn tên chung là tên của chất làm thuốc. Mỗi hãng dược phẩm lấy tên biệt dược khác nhau nhưng tên chung thì chỉ có một. Chẳng hạn, loại thuốc paracetamol là tên chung. Tuy nhiên, hãng GlaxoSmithKline thì lấy tên là Panadol trong khi McNeil Consumer Healthcare (công ty con của Johnson & Johnson) thì lại lấy tên là Tylenol. Cho nên trên hộp thuốc bao giờ cũng ghi rõ hai tên: tên biệt dược và tên chung.

2. Công dụng của thuốc là gì?

Một số loại thuốc có tác dụng chữa bệnh. Chẳng hạn các loại thuốc kháng sinh. Một số loại thuốc khác thì có tác dụng kiểm soát triệu chứng, chẳng hạn các loại thuốc giảm đau. Cần biết rõ công dụng của thuốc để biết rằng thuốc sẽ làm gì cho sức khỏe bệnh nhân.

3. Tôi sẽ dùng thuốc này như thế nào?

Thời điểm nào trong ngày là tốt nhất để sử dụng loại dược phẩm ấy. Có nhiều loại dược phẩm cần phải dùng chính xác cùng thời điểm cho mọi ngày, thí dụ sáng nay uống thuốc 7 giờ thì sáng mai cũng phải uống lúc 7 giờ.

4. Thuốc này dùng lúc no hay lúc đói?

5. Nếu thuốc dùng đường miệng thì có thể bẻ hay nghiền rồi uống không?

6. Tôi phải làm gì khi quên uống một liều thuốc?

7. Làm sao tôi có thể biết thuốc này có tác dụng hay không? Khi nào thuốc sẽ có tác dụng? Và 
nếu tôi cảm thấy thuốc này không hề có tác dụng thì tôi phải làm gì?
Dùng thuốc cần biết hỏi - 2
Cần hỏi dược sĩ về loại thuốc mà mình sẽ uống (Ảnh minh họa)

8. Tôi phải dùng thuốc này trong bao lâu?

Có nhiều loại thuốc chỉ dùng được trong một thời gian ngắn, có loại phải dùng suốt đời. Nếu biết thời hạn dùng của loại dược phẩm sẽ giúp bạn chuẩn bị nhằm thay đổi lối sống cần thiết để tiếp nhận thuốc. Có nhiều loại thuốc, như kháng sinh thì phải uống cho hết theo liều lượng bác sĩ cho, không nên ngưng nửa chừng cho dù bệnh nhân cảm thấy khỏe hẳn.

9. Trong lúc dùng thuốc này, tôi phải kiêng cữ thực phẩm, thức uống gì hoặc không được dùng chung với những loại thuốc nào và tôi phải tránh những hoạt động nào?

Rất nhiều hoạt động bị ảnh hưởng bởi thuốc, chẳng hạn lái xe, vận hành máy móc, tập thể dục... có thể bị ảnh hưởng do tác động của thuốc. Đã có một số tai nạn giao thông và tai nạn lao động do dược phẩm gây ra.

10. Tác dụng phụ của thuốc này là gì? Tôi phải làm gì khi tác dụng phụ xảy ra? Tác dụng phụ nào thì cần phải đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời?

11. Thuốc này có an toàn cho thai phụ và phụ nữ cho con bú không?

12.Tôi phải bảo quản dược phẩm này như thế nào?
Read more…

Cẩn thận sán nhái trong đặc sản đồng quê

8:25 AM |

Hiện nay, nhiều món ăn được chế biến từ đặc sản đồng quê: ếch, nhái, rắn, chim... Nếu chế biến không cẩn thận, thịt chưa được nấu chín kỹ thì ấu trùng sán nhái ký sinh ở những con vật này có thể xâm nhập cơ thể và gây bệnh.

Trước đây, Việt Nam chỉ ghi nhận bệnh nhân bị sán nhái ký sinh ở mắt, nhưng gần đây đã ghi nhận những trường hợp bị sán nhái chui vào phổi và thành bụng mà không rõ nguyên nhân.
 Thịt ếch nấu chín kỹ mới nên ăn. Ảnh: Saphia Thu
Thịt ếch nấu chín kỹ mới nên ăn. Ảnh: Saphia Thu

Mở lòng đón trùng ký gửi

Bệnh ấu trùng sán nhái thường gặp ở châu Á và một số nước châu Âu có nhập khẩu thịt ếch, nhái, rắn, chim… Sán nhái thường gây bệnh cho người ở giai đoạn ấu trùng. Ấu trùng có dạng hình sâu có tên Sparganum, bệnh gây nên gọi là Sparganose.

Sán nhái đẻ trứng dưới nước, trứng bị những loài phù du, giáp xác ăn, đó là vật chủ phụ thứ nhất của sán. Sau đó loài phù du, giáp xác này bị ếch, nhái, rắn hoặc chim ăn – những loài này trở thành vật chủ phụ thứ hai. Khi ký sinh ở vật chủ phụ, ấu trùng ở dạng sâu (plerocercoid) dài vài centimet, màu trắng ngà, không chia đốt, không có đầu (scolex) ở phía trước, chỉ có ống giác giả. Con người có thể trở thành vật chủ phụ thứ hai trong các trường hợp uống nước chưa đun có chứa những loài phù du, giáp xác đã nhiễm sán; ăn thịt ếch, nhái, rắn, chim... sống hoặc chưa nấu kỹ; từ đây ấu trùng sán nhái đột nhập vào ống tiêu hoá, chui vào thành dạ dày, ruột và tạo thành u ở đó. Ngoài ra, ở thôn quê người dân còn quan niệm đau mắt đỏ là do “bốc hoả”, dùng thịt ếch nhái sống là chất mát, lạnh đắp vào mắt để “hạ hoả” đã tạo điều kiện thuận lợi cho ấu trùng sán nhái xâm nhập vào da, mắt gây u ở mắt, bệnh nhân có thể bị mù. Một số trường hợp khác ít gặp hơn là nhiễm ấu trùng sán nhái do rửa mặt bằng nguồn nước có loài phù du, giáp xác bị nhiễm ấu trùng.

Khi người là vật chủ phụ thứ hai của ấu trùng sán nhái, triệu chứng bệnh sẽ phụ thuộc nơi ấu trùng có dạng hình sâu ký sinh. Nếu ký sinh ở mắt sẽ gây đau, chảy nhiều nước mắt, viêm sưng màng tiếp hợp, mi, mí mắt... Nếu ký sinh ở da thì gây ngứa, nổi mẩn, thâm nhiễm, đôi khi người bệnh có cảm giác ấu trùng đang di chuyển. Một số trường hợp đã phát hiện ấu trùng sán nhái dạng sâu ở vùng màng ruột, thận, bàng quang, phổi, xoang ngực, tim và mô não. Khi ấu trùng sán nhái xâm nhập sâu vào trong nội tạng thì bệnh sẽ rất nặng.

Nhớ đừng “ăn tươi nuốt sống”

Trên lâm sàng, cách xác định bệnh chắc chắn nhất là phẫu thuật phát hiện và lấy được ấu trùng. Điều trị bệnh cũng bằng phẫu thuật để bóc tách, loại bỏ ấu trùng. Nếu không mổ được thì dùng thuốc novarsenol 0,3 – 0,4g/kg cân nặng/ngày, điều trị trong 4 – 5 ngày. Thuốc praziquantel và mebendazole không có tác dụng diệt ấu trùng của ký sinh trùng.

Để phòng bệnh, cần tuyên truyền vận động người dân không uống nước chưa đun sôi, không ăn các loại thịt ếch, nhái, rắn, chim... chưa nấu kỹ. Vùng nông thôn cần bỏ tập quán dùng thịt ếch, nhái sống đắp vào mắt để chữa bệnh mắt đỏ. Ngoài ra, chỉ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày. Khi vào quán ăn, nhà hàng, cần thận trọng khi gọi thức ăn được chế biến từ thịt ếch, nhái, rắn, chim... không ăn nếu thấy chưa nấu chín kỹ.

Theo BS Nguyễn Võ Hinh
Read more…